Sao chổi xanh xuất hiện sau 50.000 năm

Một sao chổi xanh được phát hiện gần đây sắp bay qua Trái Đất. Theo các nhà thiên văn học, đây là lần đầu tiên thiên thể này xuất hiện sau 50.000 năm.

Sao chổi xanh được các nhà thiên văn học phát hiện ngày 2/3/2022, nhờ camera khảo sát tại đài quan sát Palomar ở San Diego, California.

Được đặt tên là C/2022 E3 (ZTF), sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bay ở rìa ngoài của Hệ Mặt Trời, vì thế nó phải mất nhiều năm như vậy mới có thể bay qua Trái Đất một lần nữa.

Thiên thể này bay gần Trái Đất nhất trong thời gian từ ngày 1/2-2/2, với khoảng cách 42 – 44 triệu dặm. Kể cả lúc bay gần nhất, sao chổi vẫn xa Trái Đất với khoảng cách gấp 100 lần so với Mặt Trăng.

Khi sao chổi đến gần Trái Đất nhất, những người quan sát thiên văn có thể nhận ra nó trong hình dạng một vệt mờ màu xanh gần ngôi sao Polaris, còn gọi là sao Bắc đẩu. Sao chổi phản chiếu nhiều màu khác nhau do vị trí trong quỹ đạo và thành phần hóa học.

Sao chổi xanh xuất hiện sau 50.000 năm ảnh 1

Sao chổi xanh xuất hiện sau 50.000 năm (Ảnh: Internet)

Trong năm 2023 sẽ có một số hiện tượng thiên văn kỳ thú khác như mưa sao băng Quadrantids, mưa sao băng Perseids, mưa sao băng Geminids,…

Vừa qua, vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/1, người dân trên thế giới đã được chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids. Đây là hiện tượng thiên văn hấp dẫn được nhiều người mong chờ.

Tiếp theo, vào đêm ngày 1/8, rạng sáng 13/8, một hiện tượng thiên văn đáng chú ý khác là mưa sao băng Perseids sẽ diễn ra. Đây là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm 2023.

Đến đêm ngày 13, rạng sáng 14/12, người yêu thiên văn sẽ vô cùng ấn tượng trước trận mưa sao băng lớn nhất năm 2023. Đó là mưa sao băng Geminids.

Theo Đời sống
back to top