Sắn dây vị thuốc chữa bệnh

Vùng Trung du nhà nào cũng trồng đến vài chục khóm sắn dây. Cứ sau Tết bà con lại tấp nập thu hoạch và chế biến. Củ sắn dây to và dài, có củ dài đến 1m, đường kính cũng to từ 10-15cm. Sắn dây ngoài là thức uống giải nhiệt, còn là vị thuốc quý.

Sắn dây giải nhiệt, trị bệnh.

Sắn dây rất dễ trồng, chỉ cần một đoạn dây bánh tẻ (không già, không non) khoảng 50-60cm khoanh tròn 2 vòng, đặt xuống hố có mùn và phân ủ, trồng vào mùa xuân. Dây leo cuốn vào cây xoan hay bất kỳ cây nào cao, to đều được. Sắn dây ít tốn công chăm bón lại thu hoạch năng suất cao, vừa uống, vừa ăn lại là vị thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu.

Sắn dây còn có tên là cát căn, vị ngọt, tính bình vào hai kinh tỳ và vị.

* Cát căn chữa bệnh sốt, đau đầu làm cho ra mồ hôi, chống khát nước. Lấy 10-12g cát căn đun với 200ml nước uống cả ngày, khi nào hết sốt thì thôi.

* Cát căn chữa nước ăn chân, nơi ẩm ướt do mồ hôi. Dùng 5g cát căn, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g. Tất cả trộn đều rắc lên chỗ ẩm ngứa.

* Sắn dây chữa rắn cắn: Dùng lá sắn dây tươi giã nhỏ lấy nước uống. Bã đắp lên chỗ rắn cắn, liều lượng tùy theo.

BS Đức Quang

(Cán bộ Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top