Robot phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống cho bệnh nhân

Người đàn ông 43 tuổi ở Hà Nội bị lao cột sống hai năm nên vẹo cột sống, gù, không đứng thẳng được, đi lại khó khăn.

<!-- main content --> <div> <p style="text-align: justify;">Ng&agrave;y 20/7, anh đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang kh&aacute;m. Kết quả chụp CT scanner cho thấy, h&igrave;nh ảnh tổn thương đặc hiệu của lao cột sống, g&acirc;y biến dạng g&ugrave; nặng, k&egrave;m d&iacute;nh liền 2 th&acirc;n đốt sống.</p> <p style="text-align: justify;">Để bệnh nh&acirc;n đi đứng lại được trong tư thế thẳng đứng b&igrave;nh thường, k&iacute;p phẫu thuật nắn chỉnh g&ugrave; vẹo cho bệnh nh&acirc;n bằng robot phẫu thuật. Đ&acirc;y l&agrave; lần đầu ti&ecirc;n Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sử dụng robot trong phẫu thuật chỉnh g&ugrave; vẹo cột sống, n&acirc;ng cao chất lượng điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">BS&nbsp;Trần Trung Ki&ecirc;n, Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh h&igrave;nh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang&nbsp;cho biết, ưu điểm của phẫu thuật cột sống c&oacute; sử dụng robot l&agrave; c&oacute; độ ch&iacute;nh x&aacute;c cao trong từng thao t&aacute;c, cho ph&eacute;p lập tr&igrave;nh được to&agrave;n bộ c&aacute;c vị tr&iacute; giải phẫu của cột sống l&ecirc;n m&agrave;n h&igrave;nh 3D của m&aacute;y t&iacute;nh, gi&uacute;p c&aacute;c b&aacute;c sĩ chủ động lập kế hoạch phẫu thuật chi tiết trước khi tiến h&agrave;nh phẫu thuật. Đồng thời, robot định vị, x&aacute;c định c&aacute;c vị tr&iacute; ch&iacute;nh x&aacute;c để thực hiện bắt v&iacute;t v&agrave;o cột sống, hướng bắt v&iacute;t, k&iacute;ch thước v&agrave; chiều d&agrave;i của v&iacute;t, k&iacute;p phẫu thuật c&oacute; thể theo d&otilde;i kiểm tra được to&agrave;n b&ocirc; c&aacute;c bước của qu&aacute; tr&igrave;nh phẫu thuật tr&ecirc;n m&agrave;n h&igrave;nh 3D của m&aacute;y t&iacute;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Đi k&egrave;m với robot c&ograve;n c&oacute; hệ thống cảnh b&aacute;o thần kinh gi&uacute;p giảm thiểu nguy cơ g&acirc;y tổn thương c&aacute;c bộ phận thần kinh như tủy sống v&agrave; c&aacute;c d&acirc;y rễ thần kinh. &quot;Đặc biệt, sử dụng robot trong phẫu thuật tỷ lệ tai biến gần như kh&ocirc;ng c&oacute;, sự hồi phục của bệnh nh&acirc;n sẽ nhanh ch&oacute;ng hơn bởi thời gian mổ r&uacute;t ngắn, nếu b&igrave;nh thường ca mổ k&eacute;o d&agrave;i khoảng 8 tiếng, sử dụng robot chỉ mất 3 tiếng đồng hồ&quot;, BS&nbsp;Trần Trung Ki&ecirc;n cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang phẫu thuật khoảng 10.000 ca, trung b&igrave;nh gần 30 ca một ng&agrave;y. Ri&ecirc;ng Khoa Phẫu thuật chỉnh h&igrave;nh tiến h&agrave;nh tới gần 2.000 ca một năm. Tuy nhi&ecirc;n, hiện nay chi ph&iacute; phẫu thuật cột sống c&oacute; sử dụng robot c&ograve;n cao, người d&acirc;n &iacute;t c&oacute; điều kiện tiếp cận với kỹ thuật n&agrave;y.</p> </div> <!-- end article main content -->

Theo Vnexpress/ngaynay.vn
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top