Rết chữa chứng co giật

(khoahocdoisong.vn) - Trong dân gian, rết còn có tên gọi là ngô công, thiên long, bách túc trùng, tên khoa học là Scolopendra Moresitanl. Rết thường sống ở dưới các đống rơm rạ hay mái nhà tranh mục nát hoặc dưới những tảng đá ẩm ướt. Vì trong nọc rết có chất độc gần giống nọc ong nên rết cắn rất đau, thậm chí còn khủng khiếp hơn.

Trong y học cổ truyền, rết được dùng làm thuốc từ rất sớm với công dụng chống co giật, giảm đau, giải độc và làm thông kinh lạc, thường sử dụng để chữa chứng bệnh như kinh giản (co giật), trúng phong (tai biến mạch máu não), phong thấp ngoan cố (các bệnh khớp mãn tính, dai dẳng), thiên chính đầu thống (đau nửa đầu), rắn độc cắn, mụn nhọt, dương nuy (liệt dương)…

Để làm thuốc, người ta thường chọn những con rết to béo, đầu vàng, lưng đen, bụng và chân vàng đỏ, vặt bỏ đầu, chân và đuôi, bảo chế theo những cách sau:

Đem rết sống cho vào chảo nóng, cho qua tại hoặc đổ rết vào nước sôi cho chết rồi đem phơi hoặc sấy khô.  Đem nướng trong than nóng cho khô vàng rồi đem gói vào lá sen tươi, nướng cho đến khi lá sen chuyển màu vàng là được. Đem sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng và bốc mùi thơm. Dùng rượu 40 độ tẩm đều và ủ  trong 15-20 phút rồi đem sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng thơm. Cho rết sống vào rượu cao độ, ngâm trong 10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt (ngâm nhiều ngày với dầu vừng). Cách dùng thường là sắc, tán bột, làm hoàn uống hoặc dùng bột thuốc rắc xoa, rượu thuốc và dầu thuốc bôi ngoài. Một số cách dùng cụ thể như sau:

Liệt mặt: Dùng các vị thuốc như ngô công, toàn yết, bạch cương tằm, bạch phụ tử trị chứng đau cứng đầu và đau khớp.

Trị  trẻ em cấp kinh (kinh giật cấp tính): Ngô công (bỏ chân, sao vàng), đơn sa, khinh phấn tán nhỏ, mỗi lần dùng 1,2 phân uống với nước sôi.

Trị trúng phong liệt mặt: Toàn yết 3g, bạch phụ tử 10g, bạch cương tằm 10g tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g với rượu.

Trị trẻ nhỏ co giật, uốn ván, động kinh, liệt mặt: Ngô công, toàn yết, chu sa lượng bằng nhau, tán bột mỗi lần uống 0,5 – 1,5g với nước ấm.  

Trị uốn ván: Ngô công, nam tinh (chế), phòng phong, bong bóng cá lượng bằng nhau tán bột, mỗi lần uống 2-4g với rượu.  

Vì thuốc có độc, không được dùng quá liều. Phụ nữ có thai không dùng.

Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top