Rau chân vịt cực bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây hại sức khỏe

Rau chân vịt (cải bó xôi) là loại rau bổ dưỡng, quen thuộc trong ẩm thực hằng ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến sỏi thận, cản trở hấp thụ canxi...

Gây khó tiêu đầy hơi

Rau chân vịt chứa hàm lượng chất xơ khá cao, 100g rau chân vịt cung cấp 6% nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong một ngày. Lượng chất xơ này rất tốt giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Chất xơ còn giúp lọc bớt một phần cholesterol trong thức ăn động vật giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol.

Ngược lại, nếu ăn quá nhiều rau chân vịt nói riêng và ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ nói chung thì sẽ khiến lượng chất xơ vượt mức cần thiết vô tình tạo thành một lớp màng ngăn cản dạ dày tiêu hóa thức ăn. Chính điều này khiến các bạn sẽ có cảm giác khó tiêu, đầy hơi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khiến cơ thể giảm hấp thu canxi

Rau chân vịt cũng như một số loại rau khác có chứa hàm lượng oxalat nhất định. Khi chúng ta ăn rau chân vịt cùng với các thực phẩm có chứa nhiều canxi thì oxalat này sẽ kết hợp với canxi tạo thành một muối kết tủa rất khó tiêu hóa.

Nếu thường xuyên ăn rau chân vịt thì lượng canxi không tiêu hóa được tích tụ dần sẽ khiến cơ thể bị thiếu canxi gây ra một số bệnh như giòn xương, loãng xương. Những triệu chứng này dễ cảm nhận hơn ở những người có tuổi, những người trẻ tuổi sẽ khó cảm nhận được nhưng sẽ ảnh hưởng về lâu về dài nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời.

Tương tác với thuốc

Rau chân vịt rất giàu vitamin K, có thể tương tác với một số loại thuốc dẫn đến việc hình thành cục máu đông. Mặt khác, lượng vitamin K có trong rau chân vịt khi tác dụng với thuốc tiểu đường có thể làm giảm huyết áp quá mức, gây hại cho sức khỏe.

Nguy cơ mắc sỏi thận

Rau chân vịt là một trong những loại rau xanh có chứa lượng axit oxalic cao nhất. Do đó, ăn quá nhiều rau chân vịt có thể dẫn đến việc hình thành canxi-oxalat, gây ra sỏi thận. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ làm cơ thể bài tiết quá nhiều oxalat qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng hyperoxal niệu.

Hàm lượng nitrat cao

Hàm lượng nitrat trong rau chân vịt khá cao, nếu tiêu thụ quá nhiều, lượng nitrat dư thừa sẽ bị khử thành nitrit, trở thành một chất độc gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, lượng nitrat này còn gây ra một số vấn đề cho sức khỏe trẻ sơ sinh.

Một số lưu ý khi dùng rau chân vịt

Những người thường có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với một số thành phần của rau chân vịt thì không nên dùng.

Đối với những người mới phẫu thuật nên kiêng sử dụng rau chân vịt từ 2 – 3 tuần để lượng đường huyết ổn định hơn.

Trẻ em dưới bốn tháng tuổi không nên sử dụng rau chân vịt, vì sẽ có nguy cơ gây rối loạn máu.

Nên sử dụng rau chân vịt phù hợp, tránh trường hợp lạm dụng sẽ gây ra các vấn đề về thận do tích tụ quá nhiều kali.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top