Quýt gai chữa đau răng, sâu răng

Quýt gai trong thành phần chứa tinh dầu và chất nhày, có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giảm ho, chống viêm, được dùng để chữa ho, rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm, huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
quýt gai

Quýt gai chữa đau răng.

Quýt gai còn được gọi cây gai tầm xoọng, độc lực, quýt rừng, cam trời. Thuộc họ Rutaceae. Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, thân có gai dài, lá dày cứng có tinh dầu. Hoa màu trắng, quả tròn khi chín có màu đen. Toàn cây có tinh dầu thơm mùi quýt. Quả xanh chứa chất nhầy. Các bộ phận khác có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc.Toàn cây được dùng làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, quýt gai là vị thuốc chữa phong thấp. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, trở thành phương thuốc quý trong dân gian. Ngoài công dụng đó ra, quýt gai còn có tác dụng chữa ho, chữa rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…

Quýt gai trong thành phần chứa tinh dầu và chất nhày, có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giảm ho, chống viêm…Theo y học cổ truyền, loại dược liệu này vị cay thơm, tính ấm, có công dụng khu phong trừ thấp, tán ứ chỉ thống, giảm ho triệt ngược tật (sốt rét). Khi bị đau răng, sâu răng có thể dùng:

– Vỏ rễ quýt gai rửa sạch, cắt nhỏ, nhai với vài hạt muối trong 5 phút rồi nhổ đi.

– Vỏ rễ quýt gai, vỏ lựu, vỏ chuối hột, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, búp ổi 19g, sắc uống.

– Vỏ rễ quýt gai 30g, vỏ cây thông 30g và vỏ thân cây hoa đại cạo bỏ vỏ ngoài 30, tất cả đem rửa sạch, giã nát rồi ngâm với 500ml rượu trắng, sau 1 tuần thì dùng được, mỗi lần ngậm một ít trong miệng trong 10 phút rồi nhổ đi, tuyệt đối không được nuốt, mỗi ngày vài ba lần.

BS Khánh Hiển (Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
back to top