Quả tim từ người phụ nữ chết não đã đập trong lồng ngực người cha 2 con

(khoahocdoisong.vn) - “Bệnh nhân Bùi Thanh P. (47 tuổi) từng bị suy tim nặng, hiện đã khỏe, trái tim ghép dần thích ứng…”. Đằng sau tóm tắt đơn giản đó là nguyện vọng hiến tặng sau khi chết của người phụ nữ, cả hệ thống vào cuộc vì đang lúc giãn cách xã hội chống dịch Covid-19 và tài hoa của những bác sĩ.

Bệnh nhân P. suy tim do bệnh lý cơ tim giãn nở. Cho đến trước khi được ghép tim, bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối và hy vọng sống gần như không còn.

Anh Bùi Thanh P. đã hồi phục với quả tim được hiến tặng từ một người phụ nữ đã chết não.

Anh Bùi Thanh P. đã hồi phục với quả tim được hiến tặng từ một người phụ nữ đã chết não.

Sự sống của anh P. chỉ còn tính từng ngày, cho đến 20h10 ngày 13/5/2020, một chuyến bay đặc biệt từ Hà Nội vào TPHCM mang theo các cán bộ của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy cùng trái tim được hiến tặng của một người phụ nữ vừa qua đời tại Hà Nội được điều phối ghép cho anh Bùi Thanh P..

Ai cũng có cơ hội được ghép tim để sống còn

SCKII Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đây là một ca khó vì bệnh nhân mắc bệnh nặng. Và là ca ghép tim thứ năm được thực hiện thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ca mổ ghép tim đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM"đứng mũi chịu sào" sau khi đã được chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ca mổ ghép tim đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy  TPHCM"đứng mũi chịu sào" sau khi đã được chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

“Trong ghép tim, bệnh nhân nào cần nhất sẽ được ưu tiên ghép trước. Trước tình hình ấy, chúng tôi đã lựa chọn bệnh nhân ở Bệnh viện Vinmec - một bệnh nhân suy tim nặng, giai đoạn cuối và không còn hy vọng. Bệnh nhân này vẫn có trong danh sách chờ của các bệnh viện và chúng tôi có liên kết thông tin với nhau. Hiện tại, mạng lưới điều phối trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Tất nhiên, việc này chưa phải là hoàn hảo nhưng đây là các bước đi đầu tiên để xây dựng mạng lưới hoàn chỉnh, không phân biệt cơ sở y tế trong hay ngoài công lập, đảm bảo các tính minh bạch,” PGS.TS.BS Quyết Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh.

Ghép tim của Bệnh viện Chợ Rẫy đã được tiến hành cách đây 4 năm và được sự hỗ trợ từ đầu của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển giao kỹ thuật một cách chi tiết qua nhiều lần và đã ghép được 4 ca thành công. Sau khi nhận được quyết định cho phép Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện ghép tim của Bộ Y tế chưa đến 1 tuần, chúng tôi nhận được thông tin về ca ghép tim xuyên Việt này. Về mặt lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện các biện pháp nhiễm khuẩn đúng các quy định của Bộ Y tế. Trong thời gian vừa rồi, Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đang phòng chống dịch Covid - 19, cứu chữa cho bệnh nhân số 91… Cùng một lúc nhiều nội dung quan trọng diễn ra nên đã đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của tập thể viên chức Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sắp tới, Bệnh viện Chợ Rẫy theo chỉ đạo chung của Bộ Y tế sẽ trở thành một trung tâm ghép tạng lớn nhất phía Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy hiện là đơn vị ghép thận với số lượng có thể nói là lớn nhất Việt Nam và trở thảnh rất thường quy như một ca mổ thường quy về mặt ghép thận. Ghép gan và ghép tim cũng đang dần trở nên thường quy. Sắp tới, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tăng cường vai trò các bộ phận vận động hiến tạng để có nguồn tạng lớn hiến ghép không chỉ cho Bệnh viện Chợ Rẫy và cả nước.

TTƯT.BSCKII Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM)

Sự hồi sinh không giới hạn giới tính

Nói thêm về ca bệnh được ghép lần thứ năm nay, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân còn từng bị tai biến não cũ trước đó do huyết khối, hậu quả của suy tim. Đặc biệt hơn nữa, bệnh nhân P. có nhóm máu A còn quả tim cho lại thuộc về người phụ nữ có nhóm máu O...

Các bác sĩ đang thực hiện ca mổ ghép tim cho bệnh nhân Bùi Thanh P.

Các bác sĩ đang thực hiện ca mổ ghép tim cho bệnh nhân Bùi Thanh P.

"Hơn thế nữa, trái tim phải đi xuyên Việt, gần 6 giờ nên thời gian thiếu máu nóng của tim khá dài so với tiêu chuẩn ghép tim, là khoảng 4 giờ. Thiếu máu nóng kéo dài có thể khiến lúc thực hiện phẫu thuật ghép, hồi phục sau mổ của trái tim ghép chậm đi. Tuy nhiên, may mắn, do sự bảo vệ tim tốt từ phía Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong lúc vận chuyển và trong cả lúc mổ ghép, sau gần 3 giờ ghép, trái tim đã đập lại trong lồng ngực của anh Bùi Thanh P." - ThS.BS Phạm Thị Lệ Xuân, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Bệnh nhân Bùi Thanh P. đã bình phục nhờ quả tim được hiến tặng.
Bệnh nhân Bùi Thanh P. đã bình phục nhờ quả tim được hiến tặng.
Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top