Quả nhàu chữa bệnh gì?

Mặc dù nhiều người không lạ lẫm quả nhàu, nhưng Quả nhàu chữa bệnh gì? là thông tin mà không ít người lơ mơ chưa rõ. 

Cây nhàu rừng, nhàu núi còn gọi là cây ngao (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Rễ nhàu chữa tăng huyết áp, nhức mỏi chân tay; Lá nhàu (tươi) dùng ngoài giã nhuyễn đắp làm lành vết thương, giảm đau khớp; Quả nhàu chín ăn giúp tiêu hóa tốt, điều kinh, hạ áp; Quả già nướng chín chữa ho, tiêu chảy, bệnh tiểu đường… Đông y sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc dùng dần. Rễ nhàu thái (bào) ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng nhạt… Dược liệu có vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Vậy Quả nhàu chữa bệnh gì? Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày, cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng hạ đường huyết… Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc như sau:

Trị bệnh gút, tăng huyết áp, mất ngủ, đại tiện táo, đau lưng, nhức mỏi chân tay, rối loạn kinh nguyệt, khí hư: Quả nhàu chín 1kg rửa sạch, thái lát (cả hạt), cho vào máy xay sinh tố +300ml rượu trắng 40độ xay nhuyễn. Sau đó cho vào lọ thủy tinh thêm 200g đường trắng, đậy kín, ủ 7-10 ngày, mở ra cho 1.200ml rượu trắng vào trộn đều. Lọc, ép lấy nước cốt nhàu để dùng dần. Mỗi ngày uống 5ml sau bữa ăn, ngày 2-3 lần (nếu không uống được rượu thì có thể pha loãng với nước ấm).

Quả nhàu chữa bệnh gì

Quả nhàu chữa bệnh gì

Quả nhàu chữa bệnh gì khi ngâm rượu?

Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh: Quả nhàu chín: 3 quả ăn với muối.

Trị chấn thương phần mềm (bong gân, tụ huyết, sưng đau): Quả nhàu chín bẻ đôi thoa lên vết thương, sau đó bỏ hạt, giã nát, đắp vào chỗ đau băng lại ngày 2 lần.

Trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Quả nhàu già nướng chín 3-5 quả ăn. Hoặc dùng bài: lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g. sắc uống.

Trị ho ra máu: Rễ nhàu (khô) 40g, thiên môn 20g, bách bộ 20g. Sắc uống.

Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu (khô) 30g hãm hoặc sắc uống mỗi ngày; 10-15 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 1 tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 – 12g hoặc 6-8g. Có thể nấu thành cao lỏng để dùng dần.

Trị đau lưng, đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoại biên: Rễ nhàu 100g thái nhỏ hoặc tán bột thô, ngâm trong 1.500ml rượu trắng 35, sau 4-6 tuần. Để lắng, lọc bỏ cặn, lấy dịch ngâm. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn.

Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g; gừng sống 3 lát. Sắc uống trong ngày. Uống ấm.

Tổng hợp

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top