<div> <p>Từ khi con vào lớp 1, cuộc sống của chị Linh Giang (Hà Nội) đảo lộn. Tối nào, chị cũng dành hai tiếng để cùng con vật lộn với luyện viết, đánh vần.</p> <p>“Con càng học càng sợ. Còn tôi thì bế tắc lắm”, bà mẹ trẻ chia sẻ về hành trình học chữ gian nan của con.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="tieng viet lop 1 anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/29/znews-photo-zadn-vn_119651808_326018598663062_3559373802176792853_n.jpg" title="tiếng việt lớp 1 ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Khối lượng kiến thức lớn khiến học sinh lớp 1 sợ học. Ảnh: <em>Linh Giang.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Học ngày, học đêm</h3> <p>Hồi học mẫu giáo, con chị Linh Giang đã học chữ cái, chưa ghép vần. Ban đầu, chị nghĩ con mới học lớp 1, cho bé làm quen với kiến thức dần. Thế nhưng, chỉ sau mấy ngày, chị “choáng”.</p> <p>Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trường con chị chọn bộ sách <em>Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục</em>. 80% học sinh trong lớp đã học trước từ hè, thành thạo ghép vần, đọc trơn.</p> <p>Trong khi đó, con chị mới chỉ biết chữ cái. Sau 3 tuần, bé chưa thuộc hết âm ghép, ghép vần chậm, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở.</p> <p>Ngoài việc học ở trường, mỗi ngày, giáo viên giao bé 5 tờ bài tập mang về, kèm phiếu đọc. Do đó, tối nào, chị cũng dành hai tiếng để kèm con học.</p> <p>Không chỉ chị Linh Giang, chị Ngọc Minh (Hà Nội) cũng trải qua 3 tuần đầy khó khăn của năm học mới.</p> <p>Chị Minh thậm chí không ngờ ngay từ lớp đầu tiên, việc học đã gây mệt mỏi cho hai mẹ con đến thế.</p> <p>Con chị Minh học theo bộ sách <em>Kết nối tri thức với cuộc sống</em>. Theo chị, chương trình môn Tiếng Việt quá nặng.</p> <p>Mỗi buổi, học sinh học hai chữ, đi kèm với từ ghép. Ví dụ gh-ghẹ, g-gà. Sau đó, con đọc đoạn văn cuối bài và trả lời câu hỏi.</p> <p>Bà mẹ này cho biết thêm nhiều phụ huynh trong nhóm chung của lớp cũng than phiền về khối lượng kiến thức các con phải học.</p> <p>“Không chỉ con áp lực mà cha mẹ cũng rất căng thẳng khi hàng đêm phải ngồi cùng con từ 19h30 đến 22h30. Nhiều hôm, con không đủ thời gian để học vì riêng Tiếng Việt đã chiếm đến hai tiếng”, chị Ngọc Minh chia sẻ.</p> <p>Mới lớp 1, con trai chị đã vùi đầu học đêm ngày. Hàng ngày, ngoài giờ học ở lớp, bé phải hoàn thiện vở luyện viết mẫu chữ ô ly (tiếp tục bài học ở lớp), luyện viết bảng chữ đã học trong ngày, luyện viết ở vở hướng dẫn học theo mẫu của giáo viên viết trên bảng, chuẩn bị bài cho ngày mai.</p> <p>Với chương trình mới, phụ huynh bắt buộc đồng hành cùng con. Vì thế, thay vì nghỉ ngơi sau ngày làm việc, chị Minh lại phải kèm con luyện chữ, quay video con tập đọc để nộp giáo viên, kiểm tra vở bài tập Tiếng Việt.</p> <p>“Như vậy, hầu như cha mẹ phải đồng hành, gánh vác việc học của con cùng thầy cô. Nếu cha mẹ nào không ôn cùng, con sẽ hoàn toàn bị tụt lại so với các bạn”, phụ huynh nói.</p> <p>Không chỉ chương trình học quá nhiều, con trai chị còn than phiền các câu chuyện trong sách giáo khoa rất khó đọc, nội dung không hay.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="tieng viet lop 1 anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/29/znews-photo-zadn-vn_120254649_2389436038017411_288785122689426729_n_2.jpg" title="tiếng việt lớp 1 ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Chị Ngọc Minh cho rằng chương trình Tiếng Việt lớp 1 quá nặng. Ảnh: <em>Ngọc Minh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Trẻ sợ học</h3> <p>Với chương trình học như vậy, con trai chị Ngọc Minh chỉ được nghỉ ngơi vào ban ngày của thứ bảy, chủ nhật. Tối nào, kể cả cuối tuần, hai mẹ con cũng vật lộn với luyện viết, đánh vần. Chỉ sau 3 tuần học, con gầy đi trông thấy.</p> <p>“Mặt con hóp lại, ngồi học mệt mỏi. Nhiều lúc, tôi thương con, không dám ép con học, sợ bé bị ảnh hưởng tâm lý, thần kinh”, chị tâm sự.</p> <p>Bản thân chị cũng mệt mỏi không kém vì ngày đi làm, tối “chiến đấu” với con. Họ không còn cách nào khác, ngoài việc lên nhóm chung tâm sự, giải tỏa căng thẳng, động viên nhau cùng còn vượt qua thời kỳ đầu khó khăn.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Không chỉ con áp lực mà cha mẹ cũng rất căng thẳng khi hàng đêm phải ngồi cùng con từ 19h30 đến 22h30. Nhiều hôm, con không đủ thời gian để học vì riêng Tiếng Việt đã chiếm đến hai tiếng.</p> <p><strong>Phụ huynh Ngọc Minh</strong></p> </blockquote> <p>Theo chị Minh, bất lực, mệt mỏi, căng thẳng, sợ con không lên nổi lớp là tâm trạng chung của nhiều phụ huynh lớp con chị. Nhiều người phải đè nén cơn giận để kèm con học nên lại càng chán nản, ức chế.</p> <p>Chị Linh Giang cũng bế tắc không kém trước việc học của con. Sau 3 tuần, bé càng ngày càng sợ học, cứ vào giờ học là khóc, tìm cách trốn tránh.</p> <p>Thấy nhiều bạn của con sụt cân, chị cũng lo cho sức khỏe của con mình nhưng không bắt học không được.</p> <p>“Nhiều khi, tôi muốn khùng lên luôn. Cứ đến giờ học, mẹ con lại không muốn nhìn mặt nhau”, chị Giang bất lực.</p> <p>Họ chỉ hy vọng khi con thuộc hết mặt chữ, mọi chuyện sẽ đỡ hơn. Mỗi lần chán chường với việc kèm con học mỗi tối, chị Ngọc Minh lại tự động viên “chuyện gì cũng sẽ qua thôi” để lấy lại bình tĩnh, kèm con học tiếp.</p> <p>Hơn nữa, chị tự nhận mình còn may mắn hơn nhiều cha mẹ khi quyết tâm dạy con học chữ từ trước nên không đến mức “phát điên” vì con học chữ này, quên chữ khác.</p> <p>Chị cũng không đặt quá nhiều áp lực lên con, chỉ cần bé biết đọc, viết, luyện chữ đúng kỹ thuật là đủ.</p> <p>Khi thấy chương trình học quá nặng, chị điều tiết, chấp nhận để con chậm hơn bạn bè trong lớp, tránh con bị áp lực, có năng lượng để đảm bảo việc học ở trường.</p> <p>“Con cũng tự giác học, nhưng không còn hứng khởi như ngày đầu tiên nữa. Tôi chỉ mong chương trình đỡ nặng, để con chỉ cần học ở trường. Buổi tối, con nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc ôn bài nhẹ nhàng thôi”, chị Ngọc Minh bày tỏ.</p> <div class="notebox ncenter"> <p>2020-2021 là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1. Thay vì chỉ có một bộ sách, chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép các trường lựa chọn các bộ sách bao gồm: <em>Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Cánh diều.</em></p> </div> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Phụ huynh bế tắc khi dạy con học Tiếng Việt lớp 1
Nhiều phụ huynh than chương trình Tiếng Việt lớp 1 mới nặng nề. Nếu không ép con học, trẻ sẽ thụt lùi so với bạn bè.
Theo zingnews.vn
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Video: Hai nữ sinh Huế lao vào đánh nhau trong sự cổ vũ của bạn bè
Sau lời cổ vũ, kích động của đám bạn, 2 nữ sinh lớp 7 và 9 ở Thừa Thiên, Huế đã lao vào đánh nhau.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...