Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp

Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.

Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa thực hiện thành công phẫu thuật cắt lách kèm triệt tĩnh mạch phình vị và thực quản thành công để giải quyết nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản ở một bệnh nhân nữ 38 tuổi bị hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh.

Bệnh nhân N.T.T.M (38 tuổi, Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng đau vùng hạ sườn trái. Cách đây một năm, người bệnh đã đi thăm khám tại một bệnh viện ở tỉnh và phát hiện lách to độ 3,4.

Khi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng, chẩn đoán người bệnh bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa, biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản và lách to. Bệnh nhân sau đó được điều trị nội khoa và thắt tĩnh mạch thực quản nhiều lần nhưng vẫn không thuyên giảm bệnh.

Trên cơ sở đó, các bác sĩ quyết định chụp CT Scan để khảo sát toàn bộ lách và mạch máu. Qua đó, phát hiện bệnh nhân bị teo hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản và lách to.

Theo ThS.BSCKII Trần Văn Minh Tuấn, Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát BVĐK Xuyên Á: Đây được đánh giá là ca phẫu thuật khó. Vì với tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ có rất nhiều mạch máu bàng hệ rất khó kiểm soát và dễ dẫn đến nguy cơ mất máu nhiều trong phẫu thuật.

Bên cạnh đó, trong khi mổ thì ekip phát hiện lách bệnh nhân có những vùng nhồi máu, tạo ổ viêm nhiễm ở lách và dính các tạng xung quanh khiến cho quá trình phẫu tích khó khăn hơn.

Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Hơn nữa, việc phẫu tích vùng thực quản để triệt những mạch máu này đòi hỏi phẫu thuật viên phải giàu kinh nghiệm vì rất dễ dẫn đến yếu tố nguy cơ chảy máu hay những nguy cơ tổn thương ống ngực sẽ dẫn đến rò mạch bạch huyết sau đó nếu không hiểu rõ về cấu trức giải phẫu vùng này.

Một tuần sau mổ, người bệnh đã ổn định, diễn tiến tốt, nội soi lại thấy tĩnh mạch thực quản dãn đã thuyên giảm rất nhiều, Không còn thấy các dấu hiệu của doạ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản vì vậy đã giảm nguy cơ chảy máu tĩnh mạch thực quản đột ngột.

Kế hoạch điều trị tiếp theo là sẽ điều trị dự phòng tái phát dãn tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân sẽ được nội soi thực quản dạ dày để theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top