TS Greeni Maheshwari, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu “Lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao ở Việt Nam” nhằm xác định những rào cản và yếu tố thúc đẩy chính mà lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục bậc cao tại Việt Nam đã và đang trải qua.
Tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động tại Việt Nam năm 2019 ở mức cao 72,7%, song số phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt trong cơ sở giáo dục bậc cao, vẫn còn thấp. (Ảnh minh họa) |
Nghiên cứu của TS Maheshwari đã được công bố trên Tạp chí Quản lý Giáo dục và Lãnh đạo (Vương quốc Anh). Kết quả nghiên cứu có thể là bước đệm để Việt Nam thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững số 5 của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới.
Qua đó, nhóm nghiên cứu hy vọng các nhà quản lý sẽ thiết lập nhiều chính sách mới, giảm khối lượng công việc ở một số lĩnh vực như nghiên cứu, giám sát, giảng dạy và quản lý để giúp lãnh đạo nữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống; giới thiệu cơ hội phát triển nghề nghiệp hỗ trợ phụ nữ tìm thấy hoài bão công việc và cá nhân; xây dựng văn hóa làm việc tương hỗ nơi lãnh đạo nữ nhận được sự tôn trọng...
Một yếu tố thúc đẩy khác là “thay đổi tư duy của nhà tuyển dụng đối với lãnh đạo nữ, cũng như thái độ cởi mở của đồng nghiệp nam trẻ tuổi, thể hiện sự chấp nhận đối với lãnh đạo nữ”.