Ong đốt cần xử lý ngay tránh suy gan thận

(khoahocdoisong.vn) - Khi phát hiện người bị ong đốt cần nhanh chóng đưa người bị ong đốt đến khu vực an toàn, đặt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy nọc ong vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

 Anh Đặng Văn Th. (40 tuổi, Hải Phòng) nhập viện vì bị khoảng 100 con ong đốt nhưng không rõ loại ong gì. Sau đó anh thấy sưng đau tại các nốt đốt. Anh đã ngay lập tức tới viện để khám và điều trị. 
Lời bàn: BS Phạm Thanh Tùng, Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông bí cho biết, trường hợp của người bệnh bị nhiều nốt ong đốt như vậy là rất nguy hiểm. Nọc ong có thể gây ra suy gan, suy thận cấp, suy đa phủ tạng, suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn... Rất may mắn cho bệnh nhân Th. đã nhập viện kịp thời và được các bác sĩ lấy hơn 100 ngòi nọc ong ra khỏi cơ thể và được bù dịch, giảm đau, chống dị ứng... Sau 2 ngày điều trị người bệnh tỉnh táo, các chỉ số ổn định và có thể ra viện sau 1-2 ngày.

 Qua đây các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện người bị ong đốt cần nhanh chóng đưa đến khu vực an toàn, đặt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể. Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy nọc ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy nọc ong vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để thải độc tố. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bị ong đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

T.H (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top