Nước lá cây không lấy sâu mắt

Nhiều người ở vùng nông thôn thường dùng nước lá cây lấy sâu mắt. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại cho mắt.

Sâu mắt không nên dùng nước lá cây.

Hỏi: Ở quê tôi vào dịp này thường hay nhỏ một số nước của các lá cây như lá tía tô vào mắt, sau đó dùng đọt tre non gắp sâu mắt ra. Sâu mắt có khi dài, màu trắng, bám vào mí hoặc khóe mắt. Vậy, sâu mắt này thường ở đâu ra?

Nguyễn Hồng (Nghệ An).

TS.BS Vũ Quốc Lương, Bệnh viện Mắt Trung Ương trả lời: Khi nhỏ nước lá tía tô vào, mắt sẽ bị kích thích với tinh dầu dẫn đến tình trạng tiết ra chất để bảo vệ mắt.

Chất này có nhiều sợi fibrin hay còn gọi là tơ huyết nên tạo thành các sợi dài giống như sâu. Vì nhìn bề ngoài dài, trắng lại bị nước mắt nhấp nháy nên người ta nhầm lẫn hoặc đặt tên gọi chung là sâu mắt.

Thực tế đây không phải là sâu mà tình trạng chất xuất tiết do kết mạc mắt bị kích thích, nếu không lấy ra, sau khi chúng vào khóe thì chính là ghèn mắt.

Để an toàn, không nên tiếp tục duy trì các thói quen, phong trào này. Nếu nhỏ nhiều, mắt không chỉ bị viêm, có hại cho kết mạc mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề như loét giác mạc, đau mắt do hàng rào bảo vệ mắt bị yếu đi…

TH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top