Nói ngọng do nghe kém

(khoahocdoisong.vn) - Cứ 10 bệnh nhi đến khám về vấn đề nói ngọng thì có 1 bệnh nhân nói ngọng do bị nghe kém. Nói ngọng tuy là một khiếm khuyết không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại là một cản trở lớn trong quá trình phát triển, hòa nhập cộng đồng của trẻ.

Bé Nguyễn Thị H. (9 tuổi, Hà Nội) học lớp 3 nhưng vẫn nói ngọng và thường viết sai chính tả. Mọi người đều nghĩ bé viết sai là do nói ngọng từ nhỏ, nhưng khi đi khám test đo thính lực và kiểm tra khả năng phát âm-ngôn ngữ thì vốn từ vựng của bé ít hơn so với độ tuổi và khả năng hiểu lời hội thoại chỉ được 80%. Bác sĩ cho biết, bé nói ngọng là do bị nghe kém.

Lời bàn: BS Lại Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, thống kê tại Trung tâm cho thấy, cứ 10 bệnh nhi đến khám về vấn đề nói ngọng thì có 1 bệnh nhân nói ngọng do bị nghe kém.

Mức độ nghe kém của trẻ nói ngọng thường ở mức nhẹ đến trung bình nặng, ở mức độ này trẻ vẫn phản ứng khá tốt với âm thanh như gọi thì quay lại hoặc vẫn có khả năng nói dù ngọng. Vì vậy, cha mẹ thường không nghĩ con bị nghe kém vì theo quan niệm thông thường nghe kém là không nghe thấy gì.

Nói ngọng tuy là một khiếm khuyết không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại là một cản trở lớn trong quá trình phát triển, hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý, nếu thấy con mình phát âm sai nhiều, phát âm không rõ ràng, mạch lạc thì cần cho trẻ đi đo sức nghe, sau đó hãy đi khám các chuyên khoa khác liên quan như răng hàm mặt, tâm bệnh, phục hồi chức năng và đừng quên đánh giá khá năng phát âm để biết được căn nguyên cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top