Những lớp học "đặc biệt" trong đại dịch

Trở lại trường sau gần 1 năm học trực tuyến, cô trò gặp nhau xúc động, hân hoan cùng những giờ học thật "đặc biệt". Có nhiều âu lo, vất vả, nhưng đổi lại là những niềm vui không đong đếm được.

Cô ngỡ ngàng vì trò “lớn bổng” sau gần 1 năm học online

Ngày 8/2 là một ngày “lịch sử” với hàng ngàn học sinh Hà Nội khi sau gần 10 tháng học online, các em đã lần đầu tiên được hân hoan đến trường. Với các giáo viên, đây cũng là một ngày thật đặc biệt. Trường lại có học trò. Thầy cô lại được đứng lớp giảng bài. Tiếng trống trường, tiếng học trò ríu rít… Những thứ vốn tưởng như bình thường thì giờ đây bỗng hóa thiêng liêng, xúc động.

Học sinh Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội đến trường sau gần 10 tháng học trực tuyến. Phụ huynh không đưa con tới cổng trường. Thay vào đó, các em đi bộ theo phân luồng từ xa.

Chia sẻ niềm vui trong ngày đầu tiên của một năm học được đến lớp dạy học trực tiếp, cô giáo Vũ Thị Ngân, giáo viên Chủ nhiệm lớp 8A6, Trường THCS Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, cô cảm thấy thực sự xúc động. Ngôi trường, lớp học sau bao ngày vắng tiếng thầy trò nay bừng dậy một sức sống mới - đầy ắp tiếng cười nói rộn ràng của thầy trò.

co-ngan.jpg
Cô giáo Vũ Thị Ngân chia sẻ niềm vui cùng các học trò trong ngày được đến trường dạy học trực tiếp.

“Nụ cười rạng rỡ, gương mặt hân hoan của cô trò đã nói lên tất cả niềm hạnh phúc được trở lại trường. Cuộc sống cũng đã bắt đầu trở lại hồi sinh. Hy vọng một năm mới với sự khởi sắc tốt đẹp sẽ thuận lợi bình an và thành công tốt đẹp”, cô Ngân chia sẻ.

co-ngan-3.jpg
Lớp học sau bao ngày vắng tiếng thầy trò nay bừng dậy một sức sống mới.

Cô giáo Đỗ Phương Nam, Trường THCS Ngô Gia Tự, Hà Nội chia sẻ, khó có thể diễn tả hết cảm xúc của ngày được đến trường dạy trực tiếp sau bao nhiêu mong chờ. Thầy cô nhìn học trò “quen” mà “lạ”, các con đã “lớn bổng” qua gần một năm chỉ nhìn nhau qua màn hình.

co-do-phuong-nam-2.jpg
Cô Nam thấy học trò thay đổi, "lớn bổng" sau gần 1 năm cô trò không gặp nhau trực tiếp.

“Cô giáo cũng bỡ ngỡ và hồi hộp lắm. Các con thay đổi quá nhiều, lớn hẳn lên vì sau gần 1 năm mới gặp nhau. Học trò háo hức và vui sướng khi được vào lớp học, một tinh thần học rất “yomost” luôn”, cô Phương Nam xúc động.

Cô giáo Ngô Thủy, Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội chia sẻ, cô đã phải dành 10 phút đầu giờ để “làm quen”, “khớp” giữa “kênh hình” và “kênh tiếng” của học sinh, khi gần cả một năm học, cô cũng chỉ biết trò - những học sinh lớp 10 mới vào trường - qua màn hình.

co-ngo-thuy.jpg
Cô giáo Ngô Thủy xúc động gặp những gương mặt học trò mà cô hầu như mới chỉ nhìn thấy trên màn hình.
co-ngo-thuy-2.jpg
Lớp học của cô Thủy có hoa tươi chào mừng ngày cô, trò trở lại trường.

“Trường học có học sinh vui nhộn, tưng bừng sức sống. Thực sự là vui lắm”, cô Thủy chia sẻ.

Những giờ học "đặc biệt"

co-dang-lieu-5.jpg
Lớp học trực tiếp đồng thời trực tuyến với chiếc camera dần trở thành quen thuộc.

Nhưng những lớp học trực tiếp trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các em phải tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống dịch bệnh, không thể vui đùa thoải mái như ngày thường.

Cô giáo Vũ Thị Ngân chia sẻ, tất cả học sinh đều phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường, trong suốt thời gian học tập tại trường và khi đi từ trường về nhà.

co-ngan-2.jpg
Học sinh lớp 8A6, Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội.

Các em mang theo bình nước cá nhân; luôn đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Khi vào trường, các em đi theo phân luồng và đảm bảo khoảng theo quy định ở các vị trí được đánh dấu, đo thân nhiệt và rửa tay khử khuẩn bằng cây đo thân nhiệt tự động trước khi vào lớp học.

Lớp học của cô giáo Đỗ Phương Nam, ngoài việc tuân thủ những biện pháp phòng chống dịch bệnh trên, còn có thêm một điều “đặc biệt”, đó là lớp học trực tiếp cũng đồng thời là lớp học trực tuyến cho những học sinh là F0, F1 hoặc bị ốm không thể đến lớp.

co-do-phuong-nam-okjpg.jpg
Cô giáo Đỗ Phương Nam và bài giảng được "truyền hình trực tiếp" cho các học sinh học online.

Để các học sinh ở nhà vẫn có thể theo dõi được bài, cô Nam chia sẻ video bài giảng qua các ứng dụng học trực tuyến. Đồng thời, có điện thoại “truyền hình trực tiếp” buổi học tới các em. Cùng một lúc, cô giáo vừa giảng bài trực tiếp, lại vừa quán xuyến, bao quát cả lớp học online.

co-do-phuong-nam-3.jpg
co-do-phuong-nam.jpg
Học sinh ở nhà vẫn có thể theo dõi bài giảng từ lớp học trực tiếp.

Cô Đặng Thị Liễu, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cũng cho biết, các học sinh là F0, F1 của trường vẫn có thể theo dõi các bài giảng qua hệ thống camera ở mỗi lớp. Từ khi dịch bệnh xảy ra, nhà trường đã trang bị hệ thống camera này. Hình ảnh chiếc camera đặt ở trước lớp dần trở thành quen với cô trò - điều mà trước đây không hề có.

co-dang-lieu-2.jpg
Một tiết dạy học trực tiếp của cô Đặng Liễu chiều 10/2, chiếc camera được di chuyển, linh hoạt vị trí để truyền bài giảng tới các học sinh là F0, F1 đang học tại nhà.
co-dang-lieu-3.jpg

Theo các giáo viên, học sinh trở lại trường sẽ không tránh khỏi những âu lo về dịch bệnh, thầy cô cũng thêm nhiều vất vả, khó khăn, tuy nhiên, việc cho học sinh trở lại trường là cần thiết. Và đổi lại những vất vả, khó khăn là những niềm vui, hạnh phúc không đong đếm được. 

Trong khi các bạn náo nức được trở lại trường sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, thì em T.L, lớp trưởng lớp 12 A6, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội lại phải ở nhà học trực tuyến vì là F0. L. chia sẻ, khi sốt mệt thì em nghỉ ngơi, còn lúc khỏe em lại tham gia lớp học. Các thầy cô không đặt áp lực lên học sinh, ngược lại, động viên các em rất nhiều. Và là năm cuối cấp nên các em cũng đều cố gắng, nỗ lực. Được đến trường, em thấy rất vui. Em mong mau khỏe để được cùng các bạn sống trọn vẹn những ngày tháng cuối cùng của tuổi học trò.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top