Những địa điểm du xuân vào dịp Tết Quý Mão tại Hà Nội

Tết đến xuân về, nhà nhà người người tấp nập đi du xuân. Dưới đây là những điểm du xuân tại Hà Nội trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán dành cho du khách.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là địa điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến những nơi du xuân ở Hà Nội. Nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm giữa trung tâm Hà Nội, Đền Ngọc Sơn bao gồm một quần thể di tích kiến trúc gồm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt lâu, đền thờ và đình Trấn Ba ở phía nam.

Đền Ngọc Sơn.

Đền Ngọc Sơn.

Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân đến đây để kết hợp đi lễ đầu năm và ngắm cảnh hồ. Mọi người thường đến đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may cũng như cầu học hành, thi cử đỗ đạt và sự nghiệp nhiều thành công trong năm mới.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Trong dịp đầu năm mới, có rất nhiều người đi lễ phủ Tây Hồ. Bên cạnh đó, khi đến đây, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào lúc sáng sớm.

Phủ Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ.

Vào dịp lễ tết thì nơi đây thường rất đông, thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 Tết Nguyên đán.

Chùa Trấn Quốc

Cùng với phủ Tây Hồ thì chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội luôn tấp nập du khách trong những ngày đầu năm mới. Trước đây, vào thời Lý, chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành.

Chùa Trấn Quốc.

Chùa Trấn Quốc.

Hiện, chùa Trấn Quốc trở thành điểm đón tiếp du khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của Tết Nguyên đán. Người dân đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó, còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.

Chùa Hương

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất miền Bắc. Chùa Hương là tập hợp của quần thể văn hóa – tôn giáo với nhiều ngôi chùa, đền thờ, đình với trung tâm là chùa Hương ở động Hương Tích.

Du khách có thể đến chùa bằng đường bộ hoặc đường thủy. Lộ trình đi sẽ ghé qua đền Trình, hang Bà, chùa Thiên Trù với động Tiên Sơn và tiếp trong cùng là động Hương Tích gồm chùa Cửa Võng,… với nhiều thạch nhũ đẹp tinh xảo.

Lễ hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương.

Chùa Hương được nhiều người chọn làm điểm đến tâm linh đầu năm là vì ngoài việc tham gia lễ hội, cầu bình an và may mắn cho cả một năm sắp tới còn kết hợp thêm với nhiều hình thức tham quan, du lịch độc đáo như chèo thuyền, khám phá hang động. Trên quãng đường di chuyển, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vô số cảnh đẹp của thiên nhiên.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm trong khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Khu bảo tồn này là nơi tái hiện lại đời sống sinh hoạt của 54 dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Làng được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng vây quanh, với đặc trưng về địa hình đã tạo nên một điểm tham quan thú vị và hấp dẫn.

Không chỉ là một có ý nghĩa như một viện bảo tàng, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam còn có quy mô lớn, phong cảnh thiên nhiên kết hợp với khu vực vui chơi giải trí thu hút du khách thập phương.

Các làng của các dân tộc đều được xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của dân tộc. Các công trình được tái hiện với kiến trúc dân gian nhằm gìn giữ, phát triển và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của cả 54 dân tộc Việt Nam. Đây là địa điểm du xuân tại Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, với ý nghĩa “bông sen nở trên mặt hồ Tây”. Chùa được xây vào năm 1443, điểm đặc biệt của ngôi chùa này là từ ánh nhìn ban đầu, du khách sẽ liên tưởng đến kiểu kiến trúc đậm chất cung đình của nhà Lý, phía bên ngoài chùa là tấm bia cổ nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này.

Chùa Kim Liên.

Chùa Kim Liên.

Chùa Kim Liên có diện tích không quá lớn. Với lối kiến trúc độc đáo, tinh xảo, lưu giữ lại tinh hoa văn hóa tín ngưỡng một thời, chùa Kim Liên luôn là nơi người dân Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.

Theo Đời sống
back to top