Ảnh minh hoạ |
Màu sắc bàn chân khác thường
Nếu da bàn chân chuyển sang màu trắng bệch hoặc thâm tím, ấn xuống khó đàn hồi trong thời gian ngắn thì lúc này rất có thể bạn đang gặp vấn đề về lưu thông máu.
Ngoài ra, nếu ngón chân bị nhăn nheo hoặc không đầy đặn thì đây có thể là biểu hiện của sức đề kháng kém và hoạt động lưu thông máu đang bị cản trở.
Chân sưng phù
Chân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, vị trí thường xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Sưng bàn chân có thể xảy ra khi phụ nữ đứng quá lâu hoặc đang mang thai. Điều này hết sức bình thường và chỉ đem lại những phiền toái tạm thời.
Tuy nhiên, một số phụ nữ bị phù chân nặng, lấy tay ấn xuống thấy vết lõm. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm suy dinh dưỡng, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận.
Nếu bàn chân xuất hiện phù nề, bạn nên đến bệnh viện sớm để tìm ra nguyên nhân.
Tê chân
Một số phụ nữ đã bị tê chân khi vừa bước vào thời kỳ mãn kinh. Nếu cảm thấy bàn chân bị châm chích hay mất cảm giác thì có lẽ đây là điều mà cơ thể muốn báo cho bạn biết về triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương.
Bàn chân lạnh
Bàn chân của những người khỏe mạnh sẽ thường ở hai trạng thái là mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn cảm thấy bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. Ngoài ra, bàn chân lạnh cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, thiếu máu và suy giáp.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp cải thiện triệu chứng lạnh bàn chân như ngâm chân với nước ấm, tập luyện thường xuyên, xoa bóp bàn chân, giữ ấm chân vào mùa đông.
Tuy nhiên nếu bàn chân của bạn thường xuyên gặp các hiện tượng trên, bạn nên đến bệnh viện sớm nhất có thể để kiểm tra, không nên trì hoãn lâu để tránh tình trạng nặng thêm.