<p style="text-align: justify;"><strong>Mất mạng vì cơn cúm thường</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn T. Ư, trong tháng 10 có các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên phạm vi hẹp như tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn dông. Khu vực miền Bắc có thể bị 3-4 đợt không khí lạnh tác động. Miền Trung thời kỳ này mùa mưa đã bắt đầu ở nhưng không lớn và kéo dài.</p> <p style="text-align: justify;">Do thời tiết có thể mưa gió, nóng lạnh thất thường và cũng là lúc giao mùa thu sang đông - nên bệnh cúm gia tăng, lây lan nhanh khiến nhiều lớp học vắng vẻ, nhiều người phải nghỉ việc vì mắc cúm. Các bà bầu thì chỉ cần trong phòng có người mắc cúm là cũng xin nghỉ việc luôn để... phòng cúm. Ở phía Nam đã có 4 trường hợp tử vong vì mắc cúm thông thường.</p> <p style="text-align: justify;">Theo Vietnamnet, cúm H1N1 được coi là cúm mùa thông thường nhưng đã có ít nhất 4 bệnh nhân ở khu vực phía Nam tử vong: Hôm 8/6 nữ bệnh nhân 26 tuổi ở TP Hồ Chí Minh là ca đầu tiên tử vong do H1N1 năm nay. Từ 26/ 6 đến nay có thêm 1 trường hợp 46 tuổi ở TP Hồ Chí Minh, 1 ca 56 tuổi ở Vĩnh Long, 1 trường hợp 31 tuổi ở Bến Tre và 1 cụ ông 69 tuổi ở Cà Mau tử vong.</p> <div> <div style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/12/cum-1-1539100055742902766847.jpg" /></div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> <p style="text-align: justify;">Ths. BS Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), bệnh cúm mùa có quanh năm, tăng mạnh khi giao mùa thu sang đông, khi trời lạnh. Thời điểm mắc cúm cao nhất là từ nay và kéo dài tới hết mùa xuân. Những ngày thời tiết mưa gió, ẩm ướt, lạnh lẽo thì tỷ lệ người mắc bệnh cúm càng tăng.</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh cúm thường lành tính, dễ chữa khỏi, nhưng do chủ quan nên một số người khi hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… đã nhầm là dấu hiệu bị cảm lạnh, tự điều trị sai, dẫn tới đưa bệnh nhân đi cấp cứu thì bệnh đã chuyển nặng, và từ tháng 6 tới nay đã có tới 4 trường hợp mắc cúm mùa, do chủ quan, tự điều trị sai, đã dẫn tới tử vong.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Lây nhanh vì dân không có ý thức phòng tránh cúm</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thời điểm này số người mắc cúm tới bệnh viện khám và điều trị đang gia tăng do bị lây lan nhanh.</p> <p style="text-align: justify;">Theo BS Trần Văn Thuấn, trẻ em mắc cúm mùa có thể sốt cao 39-40 độ, chảy nước mũi, ho, đau rát họng... vì bị viêm đường hô hấp trên. Ở trẻ em bệnh diễn tiến rất nhanh và nặng, bố mẹ thiếu kiến thức phòng tránh, chăm sóc nên hầu hết đến bệnh viện muộn, khi bệnh đã bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản.</p> <p style="text-align: justify;">Người lớn nếu bị cúm mà nhầm với cảm lạnh, hay chủ quan, sức khỏe yếu thì khi mắc cúm sẽ dễ bị bội nhiễm.</p> <p style="text-align: justify;">Những người mắc các bệnh lý mãn tính (tim mạch, suy giảm miễn dịch, hen phế quản, giãn phế quản...), phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già cần thận trọng hơn khi mắc cúm vì tình trạng càng nặng hơn.</p> <p style="text-align: justify;">Người bình thường cúm mùa có thể khỏi sau 2-7 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Nhưng một số ca mắc cúm do có kèm bệnh mãn tính nên dễ bị bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy hấp, suy đa tạng dẫn tới tử vong.</p> <p style="text-align: justify;">Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, nước bọt, dịch tiết mũi họng của người cúm khi hắt hơi, ho khạc. Vi rút cúm sống lâu và lây mạnh hơn ở môi trường lanh (như thời tiết lạnh, phòng điều hòa kín…), qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc… Tuy bệnh cúm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lây lan nhanh nhưng vì diễn tiến lành tính nên nhiều người chủ quan, dẫn tới một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị diễn tiến nặng, gây biến chứng viêm phổi, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản... với mức tổn thương lan tỏa, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong vì một cơn cúm xoàng.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều người dân không có ý thức phòng cúm, nên nhà có 1 bị cúm thì có người bị mắc theo, thậm chí cả nhà lần lượt bị cúm. Chỗ đông người một người mắc cúm là nhiều người khác bị lây do: Khi bị cúm vẫn đi học, đi làm, ngồi chung mâm cơm; Khi ho, hắt hơi làm lây lan cho người xung quanh; Khạc nhổ bừa bãi, vứt giấy lau bừa bãi; Lây lan ệnh cúm còn dễ dàng lây qua tiếp xúc trực tiếp hay các vật dụng dùng chung khi tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút (tay nắm cửa, nhà vệ sinh, điện thoại, ly cốc, bát đũa, thậm chí cả khăn giấy...) mà người bị cúm đã dùng.</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt là nhiều người nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh, nên khi đến bệnh viện bệnh đã nặng. Và vì bệnh cúm có khả năng lây lan nhanh (1 ngày trước khi bệnh nhân cúm khỏi bệnh, và có thể lây lan sau 7 ngày người bệnh bị khởi bệnh), nên có nhiều người xung quanh đã lây nhiễm và mắc cúm.</p> <p style="text-align: justify;">Các bác sĩ khuyên, người dân - đặc biệt là trẻ em - khi có các dấu hiệu của bệnh cúm, nhất là khi có sốt cao thì không nên tự ý mua thuốc về uống, mà hãy nên đi khám để bác sĩ có hướng điều trị đúng, tránh để bệnh tăng nặng và biến chứng .</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Cảm cúm khác cảm lạnh thế nào?</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng bệnh cúm tương đối giống cảm lạnh. Có thể phân biệt như sau:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cảm lạnh: </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Thường ảnh hưởng tới các cơ quan trên đầu, bắt đầu từ đau, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, trong người khó chịu… nhưng vẫn chịu đựng được. Trẻ em có thể sốt nhẹ.</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Nếu không chữa trị vùng mũi sẽ biến chứng viêm nhiễm làm chuyển màu vàng hoặc xanh, nghẹt mũi và viêm tai giữa. </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Cảm lạnh thường diễn tiến chậm, thời gian bị cảm lạnh kéo dài khoảng 1 tuần và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh cúm mùa: </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh cúm mùa triệu chứng đến rầm rộ hơn rất nhiều so với cảm lạnh, gây nhức mỏi toàn thân, sốt, đau nhức cơ bắp, ho, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, nhức đầu, ho... cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực. </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Bị cúm hay sốt cao từ 38-39 độ C. </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh cúm diễn tiến rầm rộ, lây lan mạnh, nếu không chữa trị trong thời gian mắc cúm sẽ rất khổ sở, khó chịu.</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Khi thấy cơ thể mệt mỏi hơn, sốt cao, khó thở… cần tới bệnh viện sớm để được bác sĩ điều trị đúng cách.</strong></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nhầm cúm với cảm lạnh có thể gây mất mạng
Cơn gió mùa đông bắc đầu tiên đã làm bệnh cúm đang làm nhiều người nhập viện càng có điều kiện thuận lợi phát triển. Đã có 4 người chết vì chủ quan với cảm cúm.
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Ăn thịt xiên nướng, bé gái bị xiên que đâm từ mũi lên hốc mắt
Khi cho trẻ nhỏ ăn gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa,…) thích hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố đáng tiếc.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.