Nhà báo cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp từ khi ngồi trên ghế nhà trường

(khoahocdoisong.vn) - PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, nhà báo cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những bài học đạo đức cần học nhiều, học lâu mới thấm.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang trong ngày hội tư vấn tuyển sinh.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang trong ngày hội tư vấn tuyển sinh.

Những bài học đạo đức cần học nhiều, học lâu mới thấm

Vấn đề đạo đức nhà báo gần đây được nói tới rất nhiều, đã có không ít những trường hợp lợi dụng hai chữ “nhà báo” để làm điều xấu. Nó làm hai chữ “nhà báo” đã bị “rẻ rúng” đi?

Nhiều nhà báo cũng tâm sự với tôi về vấn đề này và họ “buồn cho nghề”. Theo tôi, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Những bài học đạo đức cần học nhiều, học lâu mới thấm.

Cái gì các em thấy đúng, nó sẽ “ngấm vào máu”, hình thành nên nhận thức, lâu dần nó trở thành niềm tin, thành phương châm sống… Có như vậy sau này khi vấp váp những khó khăn, đứng trước các thử thách, các em mới có thể biết phân định đúng sai và đủ bản lĩnh để làm điều đúng.

Chính vì vậy, trong chương trình đào tạo cho cử nhân báo chí, Học viện rất chú trọng các kiến thức về luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, theo bà, nhà báo cần trang bị những gì?

Bên cạnh bản lĩnh chính trị, thì nền tảng tri thức và năng lực nghề nghiệp sẽ giúp nhà báo đánh giá, phân tích thông tin và đưa ra lựa chọn nhanh, chuẩn xác.

Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết luật pháp sẽ giúp nhà báo có tầm nhìn nhân văn đối với con người, xã hội và không “lạc lối”. Kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện, kỹ năng giao tiếp, và khả năng ngoại ngữ… giúp nhà báo không tụt hậu, có thể hoạt động báo chí một cách chuyên nghiệp, sáng tạo, và đáp ứng thời cuộc.

Nói tóm lại, trong bối cảnh quốc tế và trong nước như hiện nay, tư duy, năng lực của nhà báo phải thay đổi, tăng lên gấp nhiều lần mới có thể bắt kịp.

Công việc làm báo cần nhiều kỹ năng

Hiện nay, có nhiều cơ quan báo chí đã lựa chọn những cử nhân chuyên ngành thay vì những sinh viên học báo chí?

Các vị trí việc làm trong ngành báo chí truyền thông hiện nay rất đa dạng. Mỗi cơ quan tuyển dụng có những yêu cầu công việc đặc thù khác nhau, việc lựa chọn đối tượng sinh viên tốt nghiệp thế nào phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của những vị trí công việc đó.

Công việc làm báo cần nhiều kĩ năng mềm đa dạng nhưng quan trọng hơn vẫn là kiến thức hệ thống, tư duy phản biện, bản lĩnh vững vàng. Nhiều kỹ năng mềm có thể được bồi đắp dần trong quá trình làm việc, nhưng những kiến thức, tư duy nghề cần có thời gian để “thấm” và “ngấm”.

Do vậy, tôi cho rằng sinh viên được đào tạo báo chí bài bản vẫn có ưu thế lớn. Tất nhiên, học đại học là quá trình trưởng thành mang dấu ấn nỗ lực cá nhân rất nhiều, tôi vẫn luôn dặn dò sinh viên rằng ngoài những nội dung được nhà trường cung cấp các em cần đẩy mạnh tinh thần tự học và học tập suốt đời.   

Tỷ lệ sinh viên Báo chí làm đúng ngành khi ra trường như thế nào, thưa bà?

Hằng năm, chúng tôi đều thực hiện cuộc khảo sát trên diện rộng về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, đồng thời phỏng vấn sâu đối với các cơ quan báo chí và các nhà tuyển dụng, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành và ngành gần rất cao, nhiều sinh viên làm khác ngành nhưng các em chia sẻ với tư duy hệ thống, khả năng đánh giá vấn đề, phản biện xã hội tích lũy trong quá trình học tại Học viện đã giúp các em có nền tảng để có những thành công bước đầu.  

Năm nay, Học viện có đổi mới gì về phương thức tuyển sinh không? Bà có nhắn gửi gì tới các thí sinh có dự định trở thành sinh viên tương lai của Học viện?

Tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay có một số đổi mới. Chúng tôi mở rộng đối tượng tuyển thẳng và đối tượng xét học bạ trung học phổ thông, những em có tiếng Anh 6.0 IELTS hoặc tương đương có lợi thế lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn duy trì hình thức thi Năng khiếu báo chí để lựa chọn những em có tố chất làm báo. Những thông tin cụ thể chúng tôi cập nhật đầy đủ trên website và fanpage của Học viện.

Năm nay là một năm khó khăn với các sĩ tử, các em phải học tập, ôn luyện trong bối cảnh dịch bệnh, thấp thỏm lo lắng về những thay đổi trong chính sách tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và các trường, tôi rất chia sẻ với các em học sinh và gia đình. Bởi vậy, Học viện đã cố gắng đưa ra những hình thức tuyển sinh phù hợp theo hướng có lợi nhất cho thí sinh. Mong các em có nhiều sức khỏe, tự tin và thành công trong lựa chọn của mình!

Trân trọng cảm ơn bà!

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top