Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch ở người đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Đái tháo đường gây bệnh lý tim mạch do nhiều nguyên nhân, trong đó có tăng huyết áp và xơ vữa mạch. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường gây tổn thương mạch máu nhỏ và bệnh lý thần kinh tự động.

Đái tháo đường dẫn đến bệnh tim mạch là một quá trình này xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển.

Xơ vữa mạch: Hậu quả của quá trình này là phá vỡ lớp áo giữa mạch máu lớn. Quá trình xơ vữa là sự tương tác của nhiều yếu tố nguy cơ: Tuổi, giới, gene, tăng huyết áp, béo phì, phì đại thất trái, hút thuốc, rối loạn chuyển hoá lipid, nghiện ruợu, kháng insulin, lối sống tĩnh tại, rối loạn tiền mãn kinh, đái tháo đưòng hoặc rối loạn dung nạp glucose máu (IGT).

Tăng huyết áp: Tỷ lệ người bị đái tháo đường có tăng huyết áp cao gấp đôi so với người bình thường. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường có các đặc tính: Tăng thể tích máu, giữ muối, tăng sức cản mạch máu ngoại vi, tăng hoạt tính của renin máu (dù ở nồng độ thấp) và những bất thường khác của hệ thống renin- angiotesin, kháng insulin, tăng insulin máu.

Tăng thể tích tuần hoàn và giữ muối: Tăng glucose máu làm tăng áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. Insulin kích thích tái hấp thu và giữ natri bằng cách tác dụng trực tiếp lên tế bào ống thận. Thay đổi bài tiết hoặc hoạt động của hormon kiểm tra sự thăng bằng của natri. Việc giữ muối cũng làm tăng huyết áp..

Hệ thống renin- angiotensin: Hệ thống này có vai trò quan trọng gây tăng huyết áp theo nhiều cơ chế khác nhau như vai trò của angiotensin II, làm tăng sức cản ngoại biên, tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa, tăng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích bài tiết catecholamin. 

Trong bệnh lý tăng huyết áp ở người đái tháo đường có 2 yếu tố quan trọng là bệnh lý mạch máu nhỏ và bệnh lý thần kinh tự động.

Bệnh lý mạch máu nhỏ (Microangiopathy): Nguyên nhân chính của tổn thương mao mạch là chất lượng quản lý glucose máu. Tổn thương mao mạch dẫn đến thiếu oxy và giảm dinh dưõng các mô, hủy hoại hệ thống vi tuần hoàn ỏ mắt, thận, thần kinh. Người bệnh đái tháo đường thường vào viện với những triệu chứng biểu hiện tổn thương của những cơ quan này:

Bệnh vi mạch: Tổn thương hủy hoại mạch máu nhỏ và tuần hoàn mao mạch. Biểu hiện lâm sàng ở bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận, bệnh lý thần kinh, bệnh lý bàn chân.

Bệnh thần kinh tự động: Tổn thương huỷ hoại thần kinh điều hoà nội tạng. Biểu hiện lâm sàng là: Các rối loạn động mạch, hạ huyết áp tư thế, loét bàn chân, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, liệt dương.

Do hậu quả trực tiếp của tăng glucose máu mạn tính và/hoặc do tổn thương vi mạch dẫn đến giảm nuôi dưỡng. Tính chất diễn biến thất thưòng của tăng huyết áp do đái tháo đường bị chi phốỉ khá nhiều của các tổn thương hệ thần kinh tự động. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong đột ngột ở người mắc bệnh đái tháo đựờng týp 2.

Tổn thương khác: Hủy hoại lớp áo trong và ngoài của mao mạch. Biểu hiện lâm sàng: Mất khả năng điều hòa dòng máu. Thành mạch yếu. Làm trầm trọng bệnh lý vi mạch và tăng xơ vữa mạch máu lớn.

PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top