Món ăn bồi bổ cho người đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng đối với người bị bệnh đái tháo đường là hết sức quan trọng. Bồi bổ đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả cho việc trị liệu.

Người bị bệnh đái tháo đường ngoài những biểu hiện về hư chứng ra còn có các biểu hiện của thực chứng. Vì vậy, việc bồi bổ rất phức tạp, nếu bồi bổ không đúng cách sẽ xuất hiện tình trạng can khí uất kết, phân khô cứng, miệng hôi loét, lượng đường huyết tăng và các biến chứng nặng thêm. Do đó, khi bồi bổ cho người đái tháo đường, đặc biệt về mùa đông cần hết sức thận trọng. Trước tiên phải giữ cho đường tiêu hóa được thông suốt, giảm thiểu sự hấp thu đường ở ruột non; giữ cho can khí điều đạt, kích thích tác động điều tiết glucose của gan.

Thứ đến khi bồi bổ âm là chính và kiêm bổ khí, bởi vì đại đa số các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đều có biểu hiện nhiệt chứng khi xuất hiện các các triệu chứng uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện nhiều, bệnh kéo dài thì tất sẽ dẫn đến cả âm khí đều hư, có biểu hiện khô miệng, mệt mỏi, hơi một tí là toát mồ hôi... Bồi bổ thường theo cách dưỡng ẩm ích khí là chính nên uống một vài loại thuốc bổ như sâm rừng, hoàng cầm, sinh địa, thịt rùa, thịt ba ba, bí đỏ, ngân nhĩ.... Đặc biệt là nhân sâm có tác dụng điều tiết hai chiều đối với đường huyết, rất thích hợp cho người đái tháo đường.

Món ăn là thuốc trị liệu

Lá lách: Lá lách lợn 1 cái, sơn dược 200g, cho nước vừa vào hầm chín, nêm muối, gia vị mỗi ngày ăn một lần, mỗi lần ăn 1/4, liệu trình không hạn chế.

Củ cải hầm bào ngư: Củ cải tươi 250 - 300g, bào ngư khô 20 - 25g chấm. Củ cải tươi gọt vỏ và bào ngư khô cho nước vào hầm chín. Cách ngày ăn 1 lần, 6 - 7 lần là một liệu trình.

Canh xương lợn, thổ phục linh: Xương sống lợn 500g, thổ phục linh 50 - 100g, xương sống lợn cho vừa nước, hầm thành ba bát, bỏ xương và hớt bỏ mỡ, cho thổ phục linh vào, đun tiếp còn 2 bát là được, ngày chia 2 lần uống hết.

Canh la hán, phổi lợn: Phổi lợn 1 cái, 1 - 2 quả la hán. Phổi lợn rửa sạch thái miếng cho vào cùng với la hán nấu thành canh, khi chín vớt bỏ la hán, ăn phổi, uống canh, chia làm nhiều lần ăn hết trong 2 ngày

Canh xương thỏ mầm đại mạch: Xương thỏ 250g, mầm đại mạch 100g, xương thỏ đập vỡ cho cùng mầm đại mạch, thêm 2 lít nước để lửa nhỏ sắc 1 - 2 tiếng là được. Dùng canh uống thay trà, không hạn chế số lần.

Baba hầm sa sâm: Sa sâm 50g, ba ba một con. Ba ba làm thịt bỏ đầu, chân, xương, mai và nội tạng. Thịt ba ba rửa sạch cho vào cùng với sa nhân, nước vừa đủ để lửa nhỏ hầm chín thành canh đặc, cho hành, gừng, gia vị vào, vớt bỏ bã thuốc, uống canh ăn thịt. Trên đây là lượng của một ngày nên chia nhiều lần ăn hết trong ngày.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top