<div> <p style="text-align: justify;">Từ ngày 4/5, học sinh cả nước bắt đầu trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận của Zing, những ngày đầu trở lại lớp học, các trường đều chú ý phân luồng, kiểm tra y tế cho học sinh, thậm chí nhiều trẻ được trang bị nón che giọt bắn khi đi học.</p> <h3 style="text-align: justify;">Đeo khẩu trang, rửa tay quan trọng hơn dùng nón che giọt bắn</h3> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết: "Học sinh mang nón che giọt bắn liên tục khi đến trường là không cần thiết". Trong lớp học, trẻ ngồi theo một hướng cố định, nón che giọt bắn lúc này cũng không có tác dụng nhiều. Thậm chí, các em có thể đùa nghịch làm kính tấm chắn gãy, dẫn đến nhiều tình huống ngoài ý muốn khác.</p> <p style="text-align: justify;">Nón che giọt bắn chỉ phát huy hiệu quả và thật sự cần thiết trong trường hợp mặt đối mặt, giao tiếp trực tiếp. Việc mang khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên vùng mũi, miệng mới là cách phòng ngừa quan trọng và tốt nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ này còn cho biết việc mang nón che giọt bắn trong thời gian dài rất khó chịu. Học sinh không sử dụng quen sẽ đổ mồ hôi, ảnh hưởng đến mắt do trẻ thấy khó chịu nên dễ dùng tay để chạm vào mắt thường xuyên, đặc biệt là các em có đeo kính cận. Trong khi đó, việc dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng là hành động cần tránh để phòng ngừa lây nhiễm virus.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Tăng Hồng Châu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn, cho biết ông lo ngại về chất lượng của miếng nhựa plastic của chiếc nón che giọt bắn. Miếng nhựa này vốn không hoàn toàn trong suốt nên việc đeo liên tục để làm việc, học tập, thị lực sẽ không đạt 100%.</p> <p style="text-align: justify;">Khi học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài, mắt có thể luôn trong tình trạng căng thẳng do phải điều tiết nhiều, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bác sĩ Châu cho biết miếng plastic này có chỗ thẳng, chỗ cong nên có thể làm biến dạng hình ảnh, gây nhiễu xạ, khúc xạ. Nguyên nhân là chúng không truyền ánh sáng tự nhiên theo đường thẳng. Điều này cũng làm cho mắt mỏi, mệt khi phải nhìn qua tấm chắn.</p> <p style="text-align: justify;">“Nếu học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, giảm thị lực và gây ra một số tật khúc xạ”, bác sĩ Châu khẳng định.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nguy co can thi, moi mat khi hoc sinh deo non che giot ban lien tuc hinh anh 1 hocsinhquaylaitruong_8_zing_1_.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/05/znews-photo-zadn-vn_hocsinhquaylaitruong_8_zing_1_.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Khanh cho rằng việc trang bị thêm nón che giọt bắn cho trẻ khi đến lớp là không cần thiết. Ảnh: <em>Việt Linh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Về thực tế nhiều trẻ phàn nàn khi cảm thấy khó chịu vì phải đeo khẩu trang trong lớp, thậm chí nhiều em lén mở khẩu trang xuống để thở khi không có giáo viên, bác sĩ Khanh chia sẻ: "Hãy dạy cho trẻ cách làm quen dần".</p> <p style="text-align: justify;">Chuyên gia này phân tích thông thường, người không quen đeo khẩu trang, trong khoảng 30 phút sẽ có cảm giác khó thở. Tuy nhiên, điều này sẽ được khắc phục nếu hít sâu, thở chậm để điều hoà nhịp thở. Vì vậy, nhân viên y tế có thể mang khẩu trang liên tục nhiều giờ cũng không vấn đề gì.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Khanh khuyến cáo phụ huynh và giáo viên nên dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của khẩu trang để các em quen dần. Khi trẻ khó chịu, chúng ta cần hướng dẫn con hít sâu, thở từ từ và không đưa tay lên mắt, mũi miệng.</p> <h3 style="text-align: justify;">Làm gì để học sinh đến trường an toàn?</h3> <p style="text-align: justify;">BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết trong thời gian trẻ trở lại trường, nhà trường và phụ huynh cần lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn cho học sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường cần đảm bảo được vệ sinh kỹ lưỡng, bao gồm lau nền nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịnh cầu thang, dụng cụ học tập… trước và sau các buổi học. Đảm bảo lớp học, căn tin được thông thoáng, mở cửa sổ thông khí, tiếp nhận ánh sáng mặt trời.</p> <p style="text-align: justify;">Cần bố trí nơi rửa tay, thùng rác thuận tiện cho học sinh và quy định người được ra vào trường trong điều kiện có dịch. Hướng dẫn học sinh cách tự phòng ngừa vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng cách, không khạc nhổ, xả rác bừa bãi mà bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nguy co can thi, moi mat khi hoc sinh deo non che giot ban lien tuc hinh anh 2 hocsinhquaylaitruong_2.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/05/znews-photo-zadn-vn_hocsinhquaylaitruong_2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p style="text-align: justify;">Nhà trường cần kiểm tra y tế, phát hiện kịp thời trẻ có dấu hiệu bệnh hô hấp. Ảnh: <em>Việt Linh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Nhà trường cần bố trí người kiểm tra y tế, nắm tình hình sức khỏe của trẻ như kiểm tra nhiệt độ trẻ trước khi bước vào cổng trường, các triệu chứng khác như ho, sổ mũi… Nếu có bất thường, nhà trường cần thông báo cho phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin như học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử, các diễn đàn giáo dục, nhóm viber, zalo, các giáo viên cần hướng dẫn cụ thể phụ huynh, học sinh phải giữ vệ sinh như thế nào khi đến trường. Qua đó, các trường có thể thăm dò ý kiến đóng góp của phụ huynh, học sinh để áp dụng các giải pháp cụ thể, đồng thuận.</p> <p style="text-align: justify;">Đội ngũ y tế học đường nên kiểm tra thân nhiệt trẻ giờ nghỉ trưa, điều tra các trường hợp nghi ngờ về lịch trình đi lại của trẻ và phụ huynh để thông báo với cấp trên và cơ sở y tế có thẩm quyền. Ngoài ra, các thầy, cô giáo khi bị bệnh cảm cúm hay cảm thấy không được khỏe, phải ở nhà.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Tiến lưu ý cha mẹ cần theo dõi sát con mình. Nếu có bệnh, cha mẹ tuyệt đối không đưa trẻ đến trường. Người chăm sóc cần hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay đúng và các thời điểm phải rửa tay (trước ăn, sau ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn… ), dặn dò trẻ tuân thủ nội quy của nhà trường.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi ngày trước và sau khi đi học, phụ huynh kiểm tra thân nhiệt, tình hình sức khỏe của con để thông báo đến nhà trường và xin tư vấn của bác sĩ nếu trẻ có vấn đề sức khỏe.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nguy co can thi, moi mat khi hoc sinh deo non che giot ban lien tuc hinh anh 3 hocsinh.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/05/znews-photo-zadn-vn_hocsinh.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p style="text-align: justify;">Phụ huynh nên dặn dò trẻ tuân thủ các nội quy về phòng chống dịch của nhà trường. Ảnh: <em>Chí Hùng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Phụ huynh cũng nên lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch, đặc biệt chủng ngừa vắc xin cúm mùa. Giữ ấm trẻ, tránh nằm phòng máy lạnh nhiệt độ thấp (dưới 25 độ C).</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Tiến nhấn mạnh những hành động thiết thực, khoa học của từng gia đình là yếu tố quan trọng để các con đến trường học an toàn.</p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/ut5L-Mh8XOE/1693d984f2c71b9942d6/62e284641022f97ca033/720/4ddfe8a46be482badbf5.mp4?authen=exp=1588825954~acl=/ut5L-Mh8XOE/*~hmac=3c4cf486dd49242e5d7d88afd9dd9be6" false="" source-url="/video-benh-vien-cho-ray-huong-dan-cach-lam-non-kinh-ngan-giot-ban-phong-covid-19-post1065593.html"> <div style="text-align: justify;"> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="4ddfe8a46be482badbf5" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/mdf_reovdl/2020_03_28/phong_NCKH_lam_tam_chan.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/L8qqd2KC9Io/7012b7029c41751f2c50/864568c4fc8215dc4c93/480/4ddfe8a46be482badbf5.mp4?authen=exp=1588825954~acl=/L8qqd2KC9Io/*~hmac=a60fcd053ef63e4fdcf7f3a720ee2c53"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/hVMqeuFOCYk/whls/vod/0/7XiQZ1YdegA2We5uqFe/4ddfe8a46be482badbf5.m3u8?authen=exp=1588782754~acl=/hVMqeuFOCYk/*~hmac=fae4a09a273976eef24a52ca68da11e8" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/L8qqd2KC9Io/7012b7029c41751f2c50/864568c4fc8215dc4c93/480/4ddfe8a46be482badbf5.mp4?authen=exp=1588825954~acl=/L8qqd2KC9Io/*~hmac=a60fcd053ef63e4fdcf7f3a720ee2c53" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/ut5L-Mh8XOE/1693d984f2c71b9942d6/62e284641022f97ca033/720/4ddfe8a46be482badbf5.mp4?authen=exp=1588825954~acl=/ut5L-Mh8XOE/*~hmac=3c4cf486dd49242e5d7d88afd9dd9be6" type="video/mp4" /></video> </div> <figcaption> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Bệnh viện Chợ Rẫy hướng dẫn cách làm nón kính ngăn giọt bắn phòng Covid-19</span></strong> Các nhân viên phòng Nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) hướng dẫn chi tiết cách làm nón kính ngăn giọt bắn phòng dịch Covid-19 nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.</p> </figcaption> </figure> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nguy cơ cận thị, mỏi mắt khi học sinh đeo nón che giọt bắn liên tục
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng nón che giọt bắn chỉ dùng trong trường hợp "mặt đối mặt". Với học sinh, dụng cụ này không cần thiết, thậm chí còn phản tác dụng.
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa
Phẫu thuật "kép" mổ lấy thai, xử trí viêm ruột thừa cho thai phụ 37 tuần
Cứu bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc bởi ảnh hưởng vết mổ 3 năm trước
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Hầu hết bộ phận của củ cải trắng đều có lợi cho sức khỏe, kể cả lá. Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.