Người phụ nữ chiến đấu với căn bệnh xơ cứng bì toàn thể

Asal Shirazi (39 tuổi, một phụ nữ Anh gốc Iran) được thông báo chỉ còn sống từ 4 đến 6 tháng sau khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng hiếm gặp có tên xơ cứng bì toàn thể.

Xơ cứng bì ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tấn công các mô cơ thể dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng. Bệnh có các mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ xơ cứng bì khu trú nhẹ chỉ ảnh hưởng đến da đến xơ cứng toàn thể.

Asal Shirazi mắc phải loại nặng nhất, ảnh hưởng tới tim và phổi khiến bà không thể ngồi lâu. Bà còn bị viêm khớp quanh cơ tim, phổi  xơ hóa khiến việc thở trở nên khó khăn.

Ước tính có khoảng 12.000 người ở Vương quốc Anh được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng bì nhưng chỉ khoảng 1% dân số biết đây là bệnh gì.

Shirazi đã đi khám nhiều lần mới phát hiện mắc xơ cứng bì. Lúc đầu, bà được chẩn đoán bị mãn kinh và điều trị bằng các loại hormon khác nhau. 

Do hậu quả của căn bệnh này, Shirazi phải uống thuốc ức chế miễn dịch. 

Xơ cứng bì có liên quan đến hiện tượng Raynauld, gây co rút các mạch máu của ngón tay, bị tê và mất cảm giác ở các đầu chi, chuột rút khi tiếp xúc với nước lạnh hay ra ngoài trời lạnh.

Bệnh nhân có tay chân khẳng khiu, móng nứt và giòn, xơ hóa xuất hiện ở ngón tay, cánh tay, mặt và toàn thân, đau mỏi cơ, teo cơ, dính cứng khớp, tiêu xương ở các khớp ngón tay…

Dù bị bệnh nhưng Shirazi vẫn thành lập được một thương hiệu chăm sóc da nhạy cảm. Bà cũng điều hành một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên các hoạt động từ thiện.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top