Người mắc đái tháo đường ăn Tết và chích ngừa COVID-19 thế nào?

TPHCM hiện có hơn 30 điểm chích văcxin ngừa Covid-19 xuyên Tết. Người mắc đái tháo đường cần chuẩn bị gì trước khi chích ngừa? Chế độ dinh dưỡng nào phù hợp?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, đầu tiên, bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm soát các yếu tố liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Chẳng hạn, đường huyết phải tốt.

den-tan-nha-tiem-vaccine.jpg
TPHCM hiện có hơn 30 điểm chích văcxin ngừa Covid-19 xuyên Tết, đặc biệt dành cho người có bệnh lý nền, cao tuổi... Ảnh tư liệu

“Đường huyết cao không chỉ ảnh hưởng đến thành mạch máu, còn ảnh hưởng đến chức năng của tế bào bạch cầu trong máu; ảnh hưởng đến khả năng tạo lập các tế bào mới cũng như các chuyển hóa trong cơ thể,” PGS.TS.BS Bích Đào cho biết.

Tất cả những yếu tố kể trên đều đóng một vai trò trong đáp ứng của cơ thể khi chúng ta tiêm vắcxin ngừa Covid-19 vào cơ thể.

Vì vậy, bệnh nhân trong thời gian chờ đợi tiêm vắcxin ngừa Covid-19 cần phải uống thuốc đầy đủ để kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, mỡ máu.

Cần ăn đầy đủ các chất để không bị suy dinh dưỡng. Vì nếu dinh dưỡng không đủ, các thành phần tạo lập ra kháng thể, đặc biệt là chất đạm.

Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần vận động đều đặn để giúp cơ thể gia tăng chuyển hóa. Các bài tập cần phù hợp với từng thể trạng của người bệnh.

Quan trọng nhất là phải uống đầy đủ nước, trung bình 2l/ngày. Những người có cơ địa to khỏe, hoạt động mất mồ hôi nhiều hơn có thể cần uống lượng nước bù vào nhiều hơn.

Với các bệnh nhân mắc bệnh lý nền, như đái tháo đường, cần ăn đủ lượng rau và chọn các trái cây có chỉ số đường huyết thấp.

mam-com.jpg
Dù là trong những ngày Tết, người bệnh vẫn cố gắng chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn đúng giờ. Ảnh minh họa

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM, dù là trong những ngày Tết, người bệnh vẫn cố gắng chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn đúng giờ.

Mỗi ngày người bệnh nên ăn đủ 6 nhóm thực phẩm là chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau xanh, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.

Nếu bữa ăn có canh khoai tây, khoai mỡ hoặc các loại đậu người bệnh cần giảm bớt lượng cơm.

Hầu hết trái cây đều có thể ăn được trừ các loại trái cây có nhiều đường như sầu riêng, mít, nhãn…

Thông thường một quả táo, cam hoặc đào kích thước trung bình chỉ chứa khoảng 15g chất bột đường. Một chén ăn cơm dưa gang, dưa bở, lê, thanh long… đã cắt nhỏ cũng chứa lượng chất bột đường tương đương.

Đặc biệt, trong dịp Tết thường có nho khô, trái cây sấy khô hoặc đóng hộp luôn có lượng đường cao hơn trái cây tươi. Chỉ hai thìa trái cây khô không thêm đường như quả mơ, anh đào hoặc nho khô đã có khoảng 15g đường.

Trong các bữa tiệc, người bệnh cần tránh bia rượu và thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm mạch mạch bị xơ cứng, tổn thương sớm hơn, đặc biệt tắc các mạch máu nhỏ ở chân.

Theo Đời sống
Nội soi tầm soát phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa

Ung thư giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu thường vẫn còn khu trú tại vị trí khởi phát, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa. Điều này mang lại cơ hội cho bệnh nhân trong việc kiểm soát, điều trị căn bệnh này.
5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách toàn diện, bên cạnh việc duy trì thói quen vận động, chế độ ăn uống khoa học và hạn chế thói quen xấu, thì bổ sung glucosamine là rất cần thiết.
back to top