Chăm sóc dinh dưỡng cho F0 tại nhà

Bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, đúng cách, F0 dễ suy dinh dưỡng nặng, tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

Khi bị nhiễm Covid-19, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh suy dinh dưỡng.

Trong khi đó, người bệnh Covid-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng.

dinh-duong-cho-bn-covid.jpg
Bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, đúng cách, F0 dễ suy dinh dưỡng nặng, tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị. Ảnh tư liệu

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể từ tế bào miễn dịch, các kháng thể, da đến niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Người bệnh không được bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường các bữa ăn phụ. Không kiêng khem bất cứ thực phẩm nào nếu không có bị dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ.

Chế độ ăn bình thường cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.

Đặc biệt, tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

f0-tai-nha.jpg
Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm Covid-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng. Ảnh tư liệu

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

Bên cạnh đó, người có thể trạng gầy, trẻ em hoặc giảm khả năng ăn uống do sốt, ho, mệt mỏi…, cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.

Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Thực phẩm nên dùng gồm: Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,…; các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…; sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…; thịt các loại, cá, tôm…; trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…; dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…

Thực phẩm phải hạn chế: mỡ động vật, phủ tạng động vật; các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...); các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt; các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top