Ngủ cạnh điện thoại có thể gây ung thư?

Bức xạ ion hóa được phát ra từ tia X và radon, có thể gây tổn thương ADN, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Bức xạ phát ra từ điện thoại có được coi là nguy hiểm?

Bức xạ ion hóa, được phát ra từ tia X và radon, có thể gây tổn thương ADN, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, bức xạ phát ra từ điện thoại di động, được gọi là bức xạ tần số vô tuyến, không ion hóa, nghĩa là nó không gây tổn thương ADN.

Hơn nữa, nó không phải là nguồn bức xạ duy nhất trong cuộc sống hàng ngày, bức xạ tần số vô tuyến được phát ra từ tín hiệu radio và TV, lò vi sóng và Wi-Fi...

Hiện chưa đủ bằng chứng khoa học để có thể khẳng định chắc chắn liệu việc đặt điện thoại dưới gối khi ngủ có làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư hay không, cụ thể là ung thư đầu hoặc cổ.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Năm 2014, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại trường điện từ từ điện thoại thông minh là "có thể gây ung thư cho con người". Tuy nhiên, tổ chức này đã không tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư khi sử dụng điện thoại thông minh trong hơn 10 năm. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự mặc dù Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là một điều khó nghiên cứu.

Những vấn đề sức khỏe khác khi ngủ cạnh điện thoại

Mặc dù không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc con người bị ung thư do điện thoại di động, nhưng không thiếu bằng chứng liên quan đến việc sử dụng điện thoại vào ban đêm gây giấc ngủ kém hơn.

Trước hết, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều này là do sự kết hợp giữa ánh sáng xanh ức chế melatonin và nội dung kích thích mà chúng ta xem được. Tuy nhiên sau đó nếu bạn ngủ gật và để điện thoại bên cạnh còn gây ra nhiều bất lợi hơn.

Một tiếng bíp hoặc âm thanh khác phát ra từ điện thoại di động đủ để đánh thức chúng ta khỏi giấc ngủ. Nếu điện thoại báo hiệu có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến, bạn có thể buộc phải thức dậy hoàn toàn để trả lời.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dù bằng cách nào, thời gian ngủ cũng đã bị gián đoạn, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018, bạn có thể sẽ ngủ ít hơn so với khi không có điện thoại trong phòng trung bình khoảng 48 phút.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, hơn 61% số người trả lời khảo sát cho biết họ ngủ không ngon giấc và có một mối tương quan rõ rệt giữa những người nghiện điện thoại thông minh với những người cho biết họ ngủ không ngon giấc. Gần 69% số người có thói quen nghiện điện thoại cho biết họ rất khó ngủ, so với 57% những người có sử dụng nhưng không đến mức nghiện điện thoại.

Theo Đời sống
back to top