Ngày 22/4: Có 2.337 ca COVID-19 mới

Theo Bộ Y tế, trong ngày 22/4 cả nước ghi nhận 2.337 ca COVID-19, bệnh nhân nặng phải thở oxy là 123 người.

Theo bản tin về dịch COVID-19 hôm nay 22/4, cả nước ghi nhận 2.337 ca mới, giảm 137 ca so với hôm qua. Hiện cả nước còn 123 bệnh nhân phải thở oxy, trong đó 90 người thở oxy qua mặt nạ, 8 ca thở oxy dòng cao HFNC, 1 ca thở máy không xâm lấn và 24 ca thở máy xâm lấn.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 11.543.059 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.651 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy, hôm qua cả nước có 532 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi là 10.616.725.

Về tiêm chủng, trong ngày 21/4, có 14.642 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.142.934 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.529.911 liều: Mũi 1 là 70.907.772 liều; Mũi 2 là 68.450.862 liều; Mũi bổ sung là 14.343.891 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.074.202 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.753.184 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều: Mũi 1 là 9.130.472 liều; Mũi 2 là 9.021.223 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.648.040 liều: Mũi 1 là 10.209.043 liều; Mũi 2 là 8.438.997 liều.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top