Ngạt mũi, sổ mũi có thể hại cả tâm và huyết

Phế khai khiếu ra mũi, mũi là cửa ngõ của phế, của thở, của ngửi mùi. Vì vậy, khi khí phế bị phong hàn thường sinh ra chứng ngạt mũi, sổ mũi hay không ngửi thấy mùi. Phế là cơ quan tướng phó, chủ trị tiết, biểu hiện ở phần huyết mạch. Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Khi phế hư có thể hại cả tâm và huyết.
ngạt mũi

Ảnh minh họa.

Tạng phế là tạng chủ yếu về khí và sự hô hấp của toàn thân. Phế còn như “chức phó tướng, việc quản điều trị tiết do đó mà ra” – Tố Vấn.

Phế lại hợp bì mao của cơ thể. Khí của phế là khí của trời đất cùng với khí của các loại trong thức ăn làm thành chân khí nuôi dưỡng con người. Cho nên khi tỳ hư nhược thường dẫn đến khí phế hư đi đến làm hại cả tâm và huyết.

Trên lâm sàng có khi bệnh do huyết (như mất máu nhiều hay thiếu máu) lại làm thương tổn đến khí phế, người xưa thường không dùng thuốc cầm máu mà lại dùng nhân sâm để bổ nguyên khí hoặc bổ tỳ để giữ huyết.

Phế hợp với bì mao cho nên trong chứng cảm hàn thường phát sinh như ho đờm, khó thở. Phép chữa dùng giải biểu cho ra hết mồ hôi và hết nóng và khỏi ho.

Phế ứng với hành kim ở phương Tây thuộc về mùa thu, tương hợp với màu trắng trong ngũ sắc, sự buồn phiền trong ngũ tình, vị cay trong ngũ vị, khai khiếu ra mũi. Mũi là cửa ngõ của phế, của thở, của ngửi mùi.

Vì vậy, khi khí phế bị phong hàn thì thường sinh ra chứng ngạt mũi, sổ mũi hay không ngửi thấy mùi. Trong chứng khó thở, khí đạo không thông do phế thường thấy cánh mũi phập phồng.

Do phế là cơ quan tướng phó, chủ trì tiết, biểu hiện ở phần huyết mạch. Phế là nơi hội tụ trăm mạch, có ý nghĩa là nói đến quan hệ giữa khí và huyết. Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Cho nên “khí là soái của huyết”.

Song khí phải tụ lại mới phát huy tác dụng. Ở trong mạch thì tụ ở huyết. Vì vậy, huyết là mẹ của khí. Trên lâm sàng nếu “mất máu nhiều thì khí thoát”…

Vì vậy, khi có bệnh ở cơ quan đường hô hấp, đặc biệt mũi là cửa ngõ của phế cần phải chú ý để tránh tổn hại các cơ quan khác, đặc biệt là tâm và huyết.

GS.TSKH Hoàng Tuấn

(nguyên Giám đốc Bệnh viện 19-8)

Theo Đời sống
back to top