Ngã chấn thương cột sống khi trèo cây hái vải: Bác sĩ cảnh báo gì?

Tính riêng từ đầu vụ mùa thu hoạch vải đến nay, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận khoảng 10 người nhập viện với chấn thương nặng vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ, nguyên nhân do ngã trong lúc trèo cây hái vải.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các biến chứng của chấn thương cột sống

Các bác sĩ cho biết, chấn thương cột sống thắt lưng, cột sống cổ là thương tổn để lại những hậu quả nặng nề như gây mất vững cột sống và thương tổn rễ - tủy, dẫn đến liệt 2 chi dưới hoặc các biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh.

Các biến chứng thường gặp sau khi chấn thương cột sống gây tổn thương tủy là:

Rối loạn hay mất vận động: Bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (khi tổn thương đoạn ngực, thắt lưng) hoặc cả hai tay và hai chân (khi tổn thương đoạn cổ). Bệnh nhân bị rối loạn trương lực cơ gây co rút, co cứng, teo cơ hay cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương.

Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Rối loạn cảm giác có thể gây các triệu chứng tê, đau, còn dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè,...

Các rối loạn thần kinh thực vật như: đây là loại rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, các biến chứng về hô hấp, biến chứng về tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối,....

Cảnh báo khi trèo cây ngã gây chấn thương cột sống

Mùa hè là dịp thu hoạch nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, xoài, khế, mít... Khi hái quả, người dân cần hết sức cẩn trọng, tránh để tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Nếu không may bị tai nạn ngã cao, người bệnh có thể phải đối mặt với chấn thương sọ não, ngực kín, bụng, chân tay… nhất là chấn thương cột sống, từ đó dễ gây ra các tổn thương thứ phát. Cần lưu ý về phương pháp sơ cứu, vận chuyển người bệnh.

Đối với bệnh nhân chấn thương cột sống, tủy sống, khi vận chuyển, bắt buộc dùng cáng cứng, cố định người trên cáng, chú ý tránh các vận động xoắn vặn người dễ khiến bệnh tổn thương nặng hơn.

Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, sau đó đưa đến điều trị tại bệnh viện chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác và mổ cấp cứu sớm nhất nếu cần.

Mới đây, bệnh nhân L.T.T. (34 tuổi, trú tại Tràng Lương, Đông Triều, Quảng Ninh) bị ngã từ độ cao 2m khi đang trèo hái vải, đập vùng đầu, cổ, vai trái xuống nền đất. Người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) để cấp cứu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cổ, tê bì tay trái, 2 chân. Trên hình ảnh chụp CT-Scanner, cộng hưởng từ cho kết quả vỡ thân đốt sống cổ đoạn C5 chèn ép gây hẹp ống sống, phù tủy. Người bệnh được chẩn đoán gãy đốt sống cổ đoạn C5, đụng dập tủy cổ ngang mức.
Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top