Dị ứng thuốc: Dấu hiệu cần đến bệnh viện gấp và cách phòng ngừa

Khi người bệnh nhận thấy những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè, chóng mặt, mạch đập nhanh,... cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Dị ứng thuốc là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với loại thuốc được tiếp xúc hoặc sử dụng. Các phản ứng này có thể nhẹ hoặc dữ dội tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người. Trường hợp dị ứng thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc chích, uống hoặc thoa ngoài vùng da, thuốc hít, khí dung,...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dị ứng thuốc khi nào cần đến viện?

Theo các chuyên gia, với những trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng của bệnh có thể tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày ngưng sử dụng các loại thuốc đang bôi, tiêm hoặc uống.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nhận thấy các biểu hiện của bệnh không thuyên giảm và ngày một nặng nề hơn thì cần đi thăm khám để được điều trị bệnh kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi người bệnh nhận thấy những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng sau đây cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám kịp thời, cụ thể:

Người bệnh gặp khó khăn khi nói, giọng khàn, khí phế quản bị co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở khò khè.

Tình trạng phù nề thanh quản khiến bệnh nhân ngứa cổ họng hoặc thở khò khè nêu phản ứng mạnh.

Bệnh nhân bị sưng vùng cổ họng, lưỡi, môi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói và đau bụng.

Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mạch đập nhanh, nhịp tim tăng cao và dần dần xuất hiện triệu chứng mất ý thức.

Huyết áp của bệnh nhân giảm dần, phát ban toàn thân, cảm giác ngứa ngáy nhiều, đau đầu, sốt cao, tức ngực, tiêu chảy.

Các triệu sốc phản vệ.

Phòng ngừa dị ứng thuốc

Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.

Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.

Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Mới đây, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân được chuẩn đoán mắc hội chứng Steven-johnson, là một dạng phản ứng dị ứng, nguyên nhân chủ yếu do phản ứng dị ứng với thuốc.

Trước đó, sau một lần uống thuốc chữa cảm cúm thì bị dị ứng, mắc hội chứng hiếm gặp dẫn đến mất dần thị lực suốt 16 năm qua.

Theo bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, bệnh nhân được phát hiện và điều trị quá muộn khi các triệu chứng đã diễn biến nặng. Giai đoạn vàng điều trị mắt bị bỏ qua bởi lúc đầu tập trung chữa các bệnh khác trên cơ thể mà không nghĩ đến mắt. Nếu được phát hiện sớm hơn, chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu thì bệnh nhân có khả năng giữ được thị lực.

Hội chứng Steven-Johnson khiến mi mắt ngày càng biến dạng, mắt bị đỏ, viêm, mạch máu ăn dần vào giác mạc gây hỏng giác mạc, mờ mắt, lâu dần dẫn đến mù lòa.

Do đó bệnh nhân cần phải được bác sĩ khám thường xuyên, theo dõi suốt tiến trình của bệnh.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top