Nếu tầm soát, phát hiện sớm, nhiều ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TPHCM) triển khai Đơn vị Tầm soát và Phát hiện sớm ung thư, bao gồm ung thư phổi, gan, dạ dày, vú, cổ tử cung…

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư trở thành gánh nặng toàn cầu khi vào năm 2020, thế giới có 9,9 triệu ca tử vong vì ung thư, 19,2 triệu trường hợp ung thư mới được chẩn đoán. Còn tại Việt Nam, theo một thống kê của Bộ Y tế, trung bình 300 ca ung thư tử vong/ngày

Đơn vị này triển khai tầm soát các loại ung thư thường gặp bằng các xét nghiệm cơ bản đến chuyên sâu, ứng dụng hình ảnh học như CT đa lát cắt, cộng hưởng từ (MRI), công nghệ gene...

edit-trien-khai-don-vi-tam-soat-ung-thu.jpg
Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, TPHCM, thành lập Đơn vị Tầm soát và Phát hiện sớm Ung thư nhằm truy tìm ung thư trước khi các triệu chứng xuất hiện, khi các khối u còn rất nhỏ.

BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ, mục đích thành lập Đơn vị Tầm soát và Phát hiện sớm Ung thư là truy tìm ung thư trước khi các triệu chứng xuất hiện, khi các khối u còn rất nhỏ.

Việc tầm soát và phát hiện sớm, các loại ung thư dễ điều trị sẽ được chữa khỏi hoàn toàn, không cần hỗ trợ hóa trị hay xạ trị, không tốn nhiều chi phí điều trị, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và giảm tỷ lệ tử vong.

tam-soat-va-phat-hieen-som-ung-thu.jpg
Việc tầm soát và phát hiện sớm, các loại ung thư dễ điều trị sẽ được chữa khỏi hoàn toàn... 

Nếu tầm soát cho kết quả bất thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để kết luận chẩn đoán.

Ví dụ, chụp nhũ ảnh có khả năng phát hiện một khối u trong vú. Những xét nghiệm cần làm sau khi nhìn thấy được khối u trên tầm soát ung thư bằng nhũ ảnh được gọi là xét nghiệm chẩn đoán, ví dụ như sinh thiết tìm tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, theo ThS.BS Nguyễn Thái Duy, Trưởng Đơn vị Tầm soát và Phát hiện sớm Ung thư, một điểm nổi bật trong chương trình tầm soát chủ động là tầm soát cho những loại ung thư có tính chất di truyền. Các đột biến gene có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên 10 - 40 lần.

Những ai trong gia đình có nhiều thành viên bị ung thư là đối tượng trong các chương trình tầm soát ung thư chủ động bằng phương pháp xét nghiệm di truyền.

Những trường hợp nguy cơ cao cần tầm soát ung thư gồm: Tiền sử bản thân mắc ung thư; tiền sử gia đình có người bệnh ung thư; tiếp xúc các tác nhân gây ung thư như hút thuốc lá, hóa chất; bệnh lý tạo huyết khối chưa rõ nguyên nhân; người lớn tuổi.

BSCKII Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top