Nếu chủ quan, Việt Nam có nguy cơ đối mặt làn sóng dịch Covid-19 thứ 5

PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cảnh báo, Việt Nam luôn hiện hữu nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 5 nếu lơi lỏng.

Tại TPHCM, sau thời gian tạm lắng vào nửa cuối tháng 10 và đầu tháng 11, 2 tuần qua số ca mới mắc Covid-19 , số ca nhập viện mỗi ngày và số ca tử vong đang có dấu hiệu gia tăng.

bn-covid.jpg
Việt Nam luôn hiện hữu nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 5 nếu lơi lỏng. Ảnh tư liệu

Mới đây, trong hội thảo “Bảo vệ sức khỏe - thích ứng an toàn với dịch Covid-19”, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, dịch bệnh vẫn còn khá căng thẳng với nhiều ca mắc mới tăng liên tục qua các ngày.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca mắc Covid-19. Việt Nam đang đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ có số ca mắc cao. Bình quân cứ 1 triệu người Việt Nam có 11.006 ca nhiễm.

Hiện tại cả nước có tới 5.295 bệnh nhân nặng.

Việt Nam luôn hiện hữu nguy cơ làn sóng dịch thứ 5 sẽ bùng phát nếu chúng ta buông lỏng cảnh giác. Ngành y tế luôn cố gắng đưa ra những chiến lược tối ưu nhất để đảm bảo an toàn cho người dân. Mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến là giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất.

Mặc dù dịch bệnh đã qua giai đoạn đỉnh cao, nhưng nguy cơ trong nước có thể sẽ chưa thể chấm dứt được hoàn toàn dịch bệnh. Vì thế, theo PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, người dân phải thực hiện nghiêm các biện pháp 5K để phòng chống dịch.

“Qua trao đổi với các chuyên gia của Mỹ, nhiều trường hợp tiêm đủ 2 mũi văcxin ngừa Covid-19 vẫn nhiễm dịch bệnh, đặc biệt với các biến chủng như Delta, Lambda,.. Vì vậy, sống chung với dịch như thế nào để an toàn, đảm bảo  đời sống cần sự chung tay của cả người dân, của y bác sĩ và của hệ thống chính quyền,” PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

PGS-TS-BS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, chia sẻ, dịch Covid-19 đã xảy ra ở 63/63 tỉnh, thành phố, nhưng mỗi tỉnh, thành phố có nguy cơ dịch khác nhau. Các tỉnh thành phố có tỷ lệ mắc và tử vong cũng như tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 khác nhau.

Vì vậy, việc phong toả hay cách ly y tế vùng sẽ theo nguy cơ. Nguy cơ đến đâu phong toả đến đó, hẹp nhất có thể, tránh ngoài chặt trong lỏng và đảm bảo an sinh xã hội.

Chúng ta vẫn phải luôn sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát, đặc biệt các cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng sẵn sàng thích ứng 4 tại chỗ nếu dịch ở cấp độ cao nhất, cấp độ 4.

Mặt khác, các cơ sở y tế vẫn phải tích cực triển khai công tác điều trị các bệnh thông thường, bởi ngoài dịch bệnh Covid-19, còn rất nhiều căn bệnh thông thường khác ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top