Tắm theo trình tự nào mới đúng, tắm trước hay gội trước?
Bước 1: Rửa mặt
Phái đẹp thường có thói quen trang điểm và thoa nhiều sản phẩm chăm sóc da trên mặt vì vậy để làm sạch da tốt nhất thì chị em nên dùng tẩy trang sau đó mới dùng sữa rửa mặt để làm sạch bụi bẩn.
Khi bước vào phòng tắm, da mặt được tiếp xúc với môi trường độ ẩm cao và nước nóng, các lỗ chân lông sẽ giãn nở khiến chất bẩn trên mặt dễ xâm nhập vào sâu bên trong da gây mụn trứng cá và thúc đẩy lão hóa.
Rửa tay chân và cơ thể
Sau khi làm sạch da mặt, hãy bắt đầu rửa tay chân trước sau đó mới đến việc cọ rửa cơ thể, cách này khiến cơ thể có thời gian để thích ứng với nhiệt độ nước, không làm tăng gánh nặng cho tim, đồng thời không gây kích thích mạch máu. Thời gian tắm nên giới hạn trong vòng 10 phút và đảm bảo phòng tắm không bị gió lùa.
Gội đầu
Gội đầu sau khi đã tắm sạch cơ thể và rửa mặt sẽ khiến nhiều người cảm thấy phiền phức vì như vậy dầu gội sẽ lại chảy lên cơ thể.
Tuy nhiên, gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể chưa kịp làm quen với nhiệt độ nước và gây ra một số phản ứng, nếu tắm nước lạnh việc này sẽ gây co thành mạch máu, làm cho mạch máu trở nên đông lại và dễ tổn thương. Còn nếu tắm nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp, nhiệt có thể gây giãn mạch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người khỏe mạnh, mà đặc biệt nguy hại cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mạch máu hẹp...
Ảnh minh họa |
Có nên tắm hai lần trong một ngày không?
Nhiều người nghĩ rằng tắm 2 lần/ngày một lần buổi sáng, một lần buổi tối sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Sự thật là không cần phải tắm hai lần trong một ngày, ngược lại việc tắm vòi hoa sen quá thường xuyên thậm chí có thể làm khô da, khiến da dễ bị tổn thương...
Nếu là người thường xuyên tập thể dục nhiều lần trong ngày, dành nhiều giờ để hoạt động bên ngoài, hoặc làm việc trong ngành y tế... thì việc tắm hai lần một ngày có thể cần thiết và là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể sạch sẽ. Nhưng đối với những người khác, tắm vòi hoa sen hoặc tắm hai lần một ngày có lẽ không cần thiết.
Lưu ý về việc tắm gội
Khi đói bụng chớ nên tắm vì có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt do tụt đường huyết.
Khi vừa ăn no cũng không được tắm vì có thể bị chướng bụng, đau dạ dày. Thế nên tốt nhất là bạn tắm sau khi ăn 1-2 giờ.
Khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi cũng không tắm vì dễ làm nhiễm phong hàn. Sau khi tập hay lao động ra
Khi đang say bia rượu: Nếu tắm, sẽ làm nặng thêm tình trạng choáng váng, có thể bị đột quỵ.
Lúc tỉnh dậy vào sáng sớm: Sáng sớm khi vừa tỉnh cơ thể chưa khôi phục chức năng, nên đợi sau 30 phút hãy tắm.
Sau 22h đêm không nên tắm vì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây đột tử.
Khi cơ thể đang rất mệt mỏi, ốm, sốt cao thì chỉ nên tắm nhanh, lau người.
Chú ý nước tắm: Không nên để nước lạnh hoặc nóng quá. Nước lạnh gây bệnh tim mạch cảm lạnh, hại mạch máu. Nước nóng hại da khiến da hư tổn, tóc xơ rối. Nên tắm nước âm ấm vừa phải với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ nước thích hợp là 38 đến 44 độ C. Ở mức nhiệt này, da và tóc đều được làm sạch mà không mất lớp dầu tự nhiên giúp chúng bảo vệ da và tóc tốt hơn.
Khi tắm cần lưu ý không gian phòng tắm: tránh đóng kín hết cửa trong phòng nhỏ lại tắm lâu thì có thể gây ngạt khí, nhất là với người sức khỏe yếu. Vì thế nên có cửa sổ nhỏ trong phòng tắm.
Thời gian tắm chỉ nên 7-10 phút gội từ 5-7 phút không nên quá lâu sẽ gây mệt mỏi. Tắm xong nhớ lau người rồi mới đứng trước quạt hoặc vào phòng điều hòa. Nên để tóc khô mới đi ngủ.