Nam Định: Thực hư việc KCN Rạng Đông xả nước thải xây dựng ra môi trường

Lãnh đạo KCN Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định) phủ nhận thông tin về việc xả thải nước xây dựng công trường ra kênh mương. Nước xả ra chỉ là nước sông Đáy!
Mới đây, người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) phát hiện có một đường ống lớn dẫn nước thải từ công trình xây dựng Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông - Aurora (Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường dưới pháp nhân Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Rạng Đông) ra trực tiếp kênh nước tưới tiêu, có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.
Nam Dinh: Thuc hu viec KCN Rang Dong xa nuoc thai xay dung ra moi truong
Người dân đặt nghi vấn KCN Rạng Đông xả nước thải thi công công trường tra kênh mương.
Ngày 6/4, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã có mặt tại vị trí đặt ống nước trong KCN Dệt may Rạng Đông– nơi người dân phản ánh để ghi nhận. Theo đó, một ống nước lớn có bán kính rộng gần 1m, chiều dài hơn 10m được chôn dưới lối đi của công trường. 2 đầu ống liên tục có nước bơm từ “hố” nước đục nghi là nước thải xây dựng, san lấp và xả trực tiếp ra kênh mương mà không thông qua một hệ thống xử lý nước thải nào.
Tuy nhiên, khi được cung cấp nội dung phản ánh và ghi nhận thực tế, ông Nguyễn Ngọc Giang, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông - Aurora cho rằng, đây là hoạt động vận hành thử đường ống dẫn nước thô chứ không phải là xả thải nước công nghiệp, xây dựng dự án.
Theo ông Giang, KCN đã lắp đặt đường ống dài hàng km để lấy nước từ sông Đáy và dẫn về khu nhà máy xử lý nước sạch (đang xây dựng). Bản chất việc xả nước ra kênh mương là xả nước sông Đáy trong quá trình thử nghiệm đường ống dẫn nước thô.
Vị Phó giám đốc này cũng khẳng định, kênh mương nằm trong phạm vi ranh giới của dự án và do chủ đầu tư quản lý, không liên quan đến hoạt động sản xuất, tưới tiêu của người dân, tức là hoạt động nội bộ.
Dù vậy, ông Phan Thanh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Rạng Đông cho biết, có một số đoạn kênh mương đã bàn giao cho chủ đầu tư KCN nhưng cũng có nhiều đoạn chưa bàn giao, hiện vẫn đang hỗn hợp, không phải của riêng của dự án KCN.
“Vị trí vận hành thử đường ống, có xả nước ra kênh mương hiện vẫn chưa rõ có phải đoạn đã giao cho Công ty hay chưa”, ông Phan Thanh Dũng nói và cho biết phía Công ty phải có văn bản báo cáo chính quyền về nội dung này.
Được biết, tháng 4/2023, UBND tỉnh Nam Định sẽ thành lập Đoàn công tác kiểm tra việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng. Ông Phạm Gia Túc - Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định cũng sẽ trực tiếp xuống thực địa, trong đó có KCN Dệt may Rạng Đông.
Nam Dinh: Thuc hu viec KCN Rang Dong xa nuoc thai xay dung ra moi truong-Hinh-2
Lãnh đạo KCN Rạng Đông phủ nhận việc xả thải và cho biết là xả nước sông Đáy.
Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Nam Định, với quy mô 2.044ha chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1: 520ha, giai đoạn 2: 850ha, giai đoạn 3: 675ha.
Đây là KCN quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Nam Định. Dự án được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng từ tháng 12/2015 tại QĐ số 2572.

Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Nghĩa Hưng đã có 0,26 ha đất Xây dựng trạm bơm cấp 1 (công trình thu cấp nước cho Nhà máy nước sạch KCN Dệt may Rạng Đông).

Về các thủ tục cắt xẻ đê điều, công trình thủy lợi (lắp đặt đường ống nước qua đê), thủ tục cắt xẻ đê, lắp đặt đường ống nước cấp nước sạch đã thực hiện theo đúng thời gian quy định; Nhà đầu tư cũng đã hoàn thiện xong hạng mục lắp đặt ống nước thô qua đê thuộc xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng.

Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định, tỷ lệ 1/2000 của UBND tỉnh Nam Định: Dự án được xây dựng nhà máy nước với diện tích 7,65ha trong khu đất hạ tầng của KCN với công suất 170.000m3/ngày đêm.
- Lựa chọn nguồn nước: Dự kiến lấy nước thô tại phía nam cống Lý Nhân, xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Hưng.
- Giải pháp cấp nước:
+ Mạng lưới đường ống thiết kế mạch vòng khép kín tuần hoàn. Đường ống có đường kính từ Ø200 Ø800mm. Đường trục cấp nước chính bố trí trên đường N2.
+ Áp lực mạng lưới đảm bảo cấp nước đến điểm xa nhất, điểm cao nhất và cấp nước chữa cháy.
- Hệ thống cấp nước cứu hỏa cho KCN dự kiến là hệ thống cứu hỏa áp lực thấp. Các trụ cứu hỏa được bố trí dọc theo các tuyến đường với khoảng cách đảm bảo 300m/trụ. Ngoài ra, ở khu vực gần các mương thoát nước, hồ điều hòa cần tận dụng nguồn nước này để tiến hành cứu hỏa khi có cháy xảy ra.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nước sông bị ô nhiễm do hoạt động xả thải của nhà máy đường:

(Nguồn: TH TPCT)

Theo Đời sống
[e-Magazine] Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí

[e-Magazine] Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí

Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
back to top