Công ty DAP-Vinachem bị phạt 1,5 tỷ đồng xả thải… “muỗi” vì lợi nhuận khủng

Xả chất thải không qua xử lý ra môi trường, Công ty Cổ phần DAP-Vinachem bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng.

Đoàn kiểm tra Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường vừa thi hành Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần DAP-Vinachem (địa chỉ tại lô N5.8 Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng).

Xả thải nguy hại ra môi trường

Quá trình kiểm tra, lực lượng cảnh sát của Cục Phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm của công ty DAP-Vinachem.

Hành vi thứ nhất là xây lắp, lắp đặt đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.

Hành vi thứ 2 là xả nước thải ra môi trường với lưu lượng 96 mở/ngày đêm, có chứa 11 thông số vượt QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT.

Các hành vi vi phạm này được quy định điểm g, khoản 2, Điều 10 và điểm g, khoản 6, Điều 18 Nghị định 45/2022P ngày 7/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Căn cứ các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã quyết định xử phạt Công ty DAP -Vinachem với 02 hành vi là 1.514.000.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt bằng tiền, cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường (hệ thống hòa bùn nhà máy PA) của Công ty 4,5 tháng, từ ngày 24/3/2023 đến ngày 8/8/2023; buộc doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử lý.

Nếu quá thời hạn, Công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Chưa có phương án giải quyết núi bãi thải gyps hơn 3,5 triệu tấn của Nhà máy DAP - Vinachem.

Chưa có phương án giải quyết núi bãi thải gyps hơn 3,5 triệu tấn của Nhà máy DAP - Vinachem.

Lợi nhuận sau thuế đạt 357 tỷ đồng, tăng 87,12% so năm 2021

Công ty CP DAP - Vinachem là doanh nghiệp cổ phần, với 64% vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam; có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200827051, do Sở kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 29/7/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 26/12/2014.

Hiện tại, DAP-Vinachem có vốn điều lệ 1.461 tỷ đồng. Hoạt động các ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; Sản xuất hoá chất cơ bản; Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (bao gồm bán điện); Sửa chữa máy móc, thiết bị; Sửa chữa thiết bị điện; Lắp đặt thiết bị máy móc và thiết bị công nghiệp; Bán buôn phân bón, hợp chất nitơ và hoá chất cơ bản (không bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật).

Theo tìm hiểu của PV Khoa học và Đời Sống, năm 2202, DAP-Vinachem đạt hơn 3.300 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 12,69% so với năm 2021. Nhờ tiết giảm chi phí, giá bán tăng cao nên lợi nhuận sau thuế đạt 357 tỷ đồng, tăng 87,12% so với số lãi 191 tỷ đồng đạt được năm 2021.

Năm 2023, DAP Vinachem dự kiến ngành phân bón trong nước còn gặp nhiều khó khăn: Tồn kho trong nước ở mức cao do nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp và những tháng cuối năm 2022, lượng nhập khẩu DAP vào Việt Nam tăng mạnh. Kế hoạch cụ thể, tổng doanh thu năm 2023 ước đạt 3.243,6 tỷ đồng, bằng 98,2% doanh thu đạt được năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 101,36 tỷ đồng, chỉ bằng 26,7% lợi nhuận thực hiện được năm 2022.

DAP - Vinachem là công ty hóa chất, chuyên sản xuất phân bón, thành lập năm 2008, đến năm 2009 thì sản xuất thành công tấn phân bón đầu tiên. Vấn đề về núi bãi thải Phosphogypsum độc hại (viết tắt là gyps) cao hàng chục mét với lượng tồn trữ 3,5 triệu tấn của công ty, đã tồn tại suốt nhiều năm, gây lo ngại về mức độ ô nhiễm, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Nhiều hội thảo, họp bàn, kiến nghị xử lý bãi thải này nhưng đến nay, chưa có phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm./.

Theo Đời sống
Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Cá nhân có các hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 của Chính phủ.
back to top