Mùa lạnh: Cơ thể càng nhạy cảm với cúm!

(Khoahocdoisong.vn) - Cảm lạnh là một chứng bệnh nhẹ hơn cúm. Mặc dù các triệu chứng cảm lạnh có thể khiến người bệnh không khỏe lắm trong vài ngày, nhưng người bệnh cúm có thể bị ốm kéo dài vài ngày tới vài tuần.

<p><strong>C&uacute;m cũng c&oacute; thể g&acirc;y ra biến chứng nghi&ecirc;m trọng như vi&ecirc;m phổi hay hiếm gặp hơn l&agrave; vi&ecirc;m cơ tim v&agrave; cần phải nhập viện.</strong></p> <p>Một buổi s&aacute;ng, khi thức dậy bạn &nbsp;hắt hơi, ho, sổ mũi hoặc đau nhức, sốt, &nbsp;th&acirc;n h&igrave;nh uể oải kh&ocirc;ng muốn cử động, l&agrave;m sao bạn biết m&igrave;nh mắc phải triệu chứng cảm lạnh hay c&uacute;m? D&acirc;n gian ta thường lầm &ldquo;cảm c&uacute;m&rdquo; l&agrave; do virut c&uacute;m nhưng thật sự ra &ldquo;cảm&rdquo; v&agrave; &ldquo;c&uacute;m&rdquo; l&agrave; hai bệnh ho&agrave;n to&agrave;n kh&aacute;c nhau. C&uacute;m nghĩa l&agrave; nhiễm virut c&uacute;m với mỗi năm mỗi virut kh&aacute;c nhau, c&ograve;n cảm l&agrave; bệnh l&yacute; do virut th&ocirc;ng thường g&acirc;y ra hoặc do thay đổi thời tiết, tạng người dị ứng, sức đề kh&aacute;ng k&eacute;m.</p> <p><strong>Cảm lạnh th&ocirc;ng thường</strong></p> <p>Cảm lạnh thường bắt đầu bằng triệu chứng đau họng v&agrave; sẽ khỏi sau một hoặc hai ng&agrave;y. C&aacute;c triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, c&ugrave;ng với ho sẽ xuất hiện khoảng ng&agrave;y thứ tư v&agrave; thứ năm. Người lớn bị cảm lạnh thường &iacute;t sốt cao, nhưng c&oacute; thể bị sốt nhẹ. Trẻ em c&oacute; nhiều khả năng bị sốt khi mắc cảm lạnh. V&agrave;i ng&agrave;y đầu, người&nbsp; bệnh chảy nước mũi trong. Sau đ&oacute;, nước mũi trở n&ecirc;n đặc v&agrave; thẫm m&agrave;u, đ&oacute; l&agrave; diễn tiến rất tự nhi&ecirc;n.</p> <p>Phần lớn c&aacute;c trường hợp cảm lạnh kh&ocirc;ng k&eacute;o d&agrave;i ng&agrave;y, triệu chứng nhẹ, &iacute;t sốt cao v&agrave; khả năng l&acirc;y &iacute;t hơn so với bệnh c&uacute;m, thường kh&ocirc;ng g&acirc;y đau nhức m&igrave;nh mẩy. Cảm &iacute;t khi g&acirc;y ra biến chứng v&agrave; sẽ tự hết. Tuy nhi&ecirc;n, ngủ k&eacute;m, dinh dưỡng kh&ocirc;ng đủ khiến sức đề kh&aacute;ng k&eacute;m đi, đặc biệt ở người c&oacute; cơ địa dị ứng, n&ecirc;n mới dễ bị cảm sụt s&ugrave;i. Do đ&oacute;, cảm lạnh cũng l&agrave; một trong những điều kiện thuận lợi để virut c&uacute;m tấn c&ocirc;ng tiếp theo sau đ&oacute;, đặc biệt l&agrave; v&agrave;o m&ugrave;a lạnh.</p> <p><strong>C&uacute;m</strong></p> <p>Bệnh c&uacute;m ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động, v&igrave; người mắc bệnh cảm vẫn c&oacute; thể đi l&agrave;m được. C&ograve;n theo thời gian, c&aacute;c triệu chứng của bệnh c&agrave;ng diễn tiến c&agrave;ng l&agrave;m cho người bệnh mệt mỏi, to&agrave;n th&acirc;n đau nhức, đau hốc mắt, cay mắt, chảy nước mắt v&agrave; dễ l&acirc;y bệnh cho người kh&aacute;c n&ecirc;n phải ở nh&agrave; &iacute;t nhất từ 3 - 5 ng&agrave;y.</p> <p>Điều trị c&uacute;m chủ yếu l&agrave; điều trị triệu chứng bằng c&aacute;ch hạ sốt, giảm ho, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều tr&aacute;i c&acirc;y tươi. Đối với c&uacute;m nặng hoặc c&uacute;m tr&ecirc;n cơ địa đặc biệt, người ta mới d&ugrave;ng đến thuốc kh&aacute;ng virut. Một biến chứng phổ biến của c&uacute;m l&agrave; vi&ecirc;m phổi, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, hen suyễn hoặc những người mắc c&aacute;c bệnh mạn t&iacute;nh như tim mạch, phổi.</p> <p>Do đ&oacute;, bệnh nh&acirc;n phải theo d&otilde;i hơi thở. Nếu bị kh&oacute; thở, thở hổn hển, thở gấp hoặc thở mệt, bệnh nh&acirc;n phải được nhập viện để b&aacute;c sĩ theo d&otilde;i s&aacute;t diễn tiến của bệnh v&agrave; kịp điều trị, ph&ograve;ng ngừa c&aacute;c biến chứng nặng. Một dấu hiệu th&ocirc;ng thường kh&aacute;c của bệnh vi&ecirc;m phổi l&agrave; sốt xuất hiện trở lại sau khi đ&atilde; biến mất trong một hoặc hai ng&agrave;y.</p> <p>Giống như c&aacute;c loại virut, virut c&uacute;m x&acirc;m nhập v&agrave;o cơ thể qua c&aacute;c m&agrave;ng nhầy ở mũi, mắt, hoặc miệng v&agrave; c&oacute; thể l&acirc;y nhiễm nếu chạm tay v&agrave;o c&aacute;c mặt phẳng bị nhiễm bẩn. V&igrave; vậy, biện ph&aacute;p ph&ograve;ng ngừa đầu ti&ecirc;n v&agrave; rất quan trọng l&agrave; phải giữ rửa sạch b&agrave;n tay để ngăn ngừa cả c&uacute;m v&agrave; cảm lạnh. Trẻ em tr&ecirc;n 6 th&aacute;ng cho đến người cao tuổi n&ecirc;n đi ch&iacute;ch ngừa c&uacute;m mỗi năm một lần, v&igrave; virut c&uacute;m c&oacute; đặc t&iacute;nh thay đổi theo năm.</p> <div>Ở người lớn, l&acirc;u nay &iacute;t bệnh, tự nhi&ecirc;n sốt cao, đau nhức m&igrave;nh mẩy, sụt s&ugrave;i, ho, sổ mũi thường l&agrave; mắc phải c&uacute;m.<br /> <br /> Trẻ em dễ bị cảm hơn c&uacute;m, v&igrave; c&oacute; nhiều loại virut kh&aacute;c virut c&uacute;m ảnh hưởng. V&agrave; trẻ em chưa t&iacute;ch lũy đủ<br /> <br /> lượng kh&aacute;ng thể so với c&aacute;c loại virut c&oacute; trong tự nhi&ecirc;n. Một nghi&ecirc;n cứu được thực hiện tại Việt Nam ghi nhận, ở trẻ bị ho - sốt - sổ mũi, chỉ 20 - 30% do virut c&uacute;m.</div>

Theo suckhoedoisong.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top