Một số điểm huyệt phòng trị đau cổ gáy hiệu quả

Hội chứng đau cổ gáy là bệnh lý thường gặp ở tuổi từ 40 trở lên, có không ít nguyên nhân nhưng phần nhiều do “chấn thương, viêm nhiễm, thoái hoá theo tuổi tác…”.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/bam-huyet3.jpg

Huyệt phong trì thông lợi cơ khớp.

Khi gặp tác nhân bất lợi như cổ vận động quá mức, nhiễm lạnh dễ bị đau khởi phát, hoặc tái phát. Sau đây là một số điểm huyệt cơ bản có thể xoa bóp, bấm huyệt châm cứu, chườm ấm ngày một vài lần phòng trị đau cổ gáy rất hiệu quả.

Người bệnh thường thấy đột nhiên vai gáy cứng đau, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang, cơ ức đòn chũm đau, cơ co cứng hơn bên lành, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phong phủ: Vị trí sau gáy giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1, tác dụng khử phong tà, lợi cơ khớp, thanh thần trí…

Phong trì: Vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc, tác dụng khử phong, giải biểu, sơ tà thanh nhiệt, thông lợi cơ khớp…

Thiên trụ: Vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 thốn (huyệt á môn) đo ngang 1,3 thốn. Tác dụng giảm đau tại chỗ, trị đau sau đầu, suy nhược thần kinh…

Đại chùy: Vị trí dưới gai đốt sống cổ C7. Tác dụng giải biểu thông dương, sơ biểu tà, tăng sức đề kháng…

Đại trữ: Vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 thốn. (huyệt hội của cốt).  Tác dụng khu phong tà, điều cốt tiết, thư cân mạch…

Huyền chung: Vị trí trên mắt cá ngoài 3 thốn (huyệt hội của tủy). Tác dụng tiết hoả, đuổi phong thấp ở kinh lạc…

Trên đây là những điểm huyệt cơ bản và có thể thêm huyệt theo “đối chứng trị liệu”. Bệnh nhân nên được dùng các thủ thuật xát, xoa, lăn, day, bóp, bấm, vận động thường xuyên sẽ sớm phục hồi.

Ngoài day bấm huyệt, bạn có thể kết hợp với động tác tay bằng cách ngồi khoanh chân bán già hoặc kiết già. Hai tay chắp trước ngực, thở ra, hai tay đẩy song song phía trước như đẩy một trái núi, các ngón tay hướng vào nhau, tinh thần hướng ra ngoại cảnh.

Hít vào, toàn thân thả lỏng, tinh thần hướng vào khoang bụng dưới và hai bàn tay thu về chắp trước ngực. Thực hiện 6 lần.

BS Ngô Quang Thái

(nguyên cán bộ y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn,

nguyên Giám đốc Bệnh viện  Trường Giang)

Theo Đời sống
Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Hiện nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.
back to top