Phòng cảm khi giao mùa
* Nước gừng + đường: Người bệnh lấy 1 bát nước đun sôi hòa đều với nước đường và gừng. Uống thuốc trên lúc còn nóng già. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Chủ trị chứng sơ cảm.
* Lá lốt + cà gai tía: Dùng lá lốt thái nhỏ phơi khô, thường sơn bỏ cuống tẩm rượu, cà gai tía phơi sao khô. Cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa sốt nóng, sốt rét, nhức đầu, chảy nước mắt, nước mũi, trẻ em sốt phát ban.
* Hậu phác +thảo quả: Sài hồ sao với rượu, xương truật, hậu phác tẩm nước gừng sao thảo quả bỏ vỏ sao thơm, binh lang thái mỏng phơi khô, hoàng cầm tẩm rượu sao, trần bì sao, cam thảo, gừng sống, cho các vị thuốc sắc uống ngày 3 lần, mỗi lần một bát.
Uống lúc thuốc nóng, uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Mồ hôi ra rồi thì không uống thuốc nữa. Nếu mồ hôi chưa ra uống lần thứ 2. Nếu người bệnh nhức đầu gia thêm xuyên khung, khát nước gia thiên hoa phấn, bí đại tiện ra đại hoàng, có bệnh đái tháo đường bỏ binh lang gia phục linh. Công dụng điều trị chứng cúm mới phát, nhức đầu, mình đau, sốt rét dữ dội. Kiêng ăn đồ tanh, khó tiêu, nên ăn cháo.
* Lá tử tô + rễ cúc tần: Lá tử tô, lá và giây bạc hà, rễ cúc tần, nam bạch chỉ phơi khô, quế chi, địa liền, dây chìa vôi, lá tre, xương truật, trần bì, bán hạ chế… cho thuốc vào ấm đổ 3 bát nước, đun sôi 30 phút, còn 2 bát thì chia làm 3 lần uống.
Uống nóng đắp chân nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Một thang uống một ngày. Phương này chữa cả người lớn, trẻ em tùy lứa tuổi mà giảm hay tăng liều lượng có thể ½ thang hay 1/3 thang. Chủ trị các chứng bệnh nóng sốt, ghê rét, chảy nước mắt, mũi, ho nhức đầu sau xương mình, chân tay mỏi, ít mồ hôi…
TTƯT.BSCK2 Nguyễn Hồng Siêm
Chủ tịch hội Đông y TP Hà Nội