<p>Tuy nhiên mọi người cũng cần biết, khi mắc các bệnh dưới đây thì nên hạn chế tối thiểu việc di chuyển bằng máy bay.</p> <h2><strong>Các bệnh tim mạch không nên đi máy bay</strong></h2> <p>Trường hợp bệnh nhân tim mạch không được đi máy bay gồm:</p> <p><em>Suy tim mất bù:</em> Các bệnh nhân suy tim nặng không nên đi máy bay, mà nên đợi cho đến khi được điều trị tốt, suy tim bớt đi hoặc ổn định, trừ khi được bố trí ngồi ở khoang có điều hòa ổn áp và có phương tiện đảm bảo cung cấp ôxy 100% trong suốt thời gian bay.</p> <p><em>Các bệnh nhân có bệnh van tim</em>: Nếu bay ở độ cao trên 2.400-2.800m cũng đòi hỏi phải được ngồi ở khoang có điều hòa ổn áp và cung cấp đủ ôxy.</p> <p><em>Nhồi máu cơ tim:</em> Các bệnh nhân không nên đi máy bay trong vòng 6 tuần đầu tiên sau khi bị nhồi máu cơ tim (giai đoạn hồi phục). Còn những bệnh nhân đã hồi phục và ổn định, tự đi lại được thì có thể đi máy bay như người bình thường.</p> <p><em>Ðau thắt ngực (do thiếu máu cơ tim):</em> Những người bị đau thắt ngực hoặc đau thắt ngực không ổn định được khuyên không nên đi máy bay. Còn những người bị đau thắt ngực nhẹ hoặc vừa thì có thể được phép đi máy bay nhưng tốt nhất nên ở trong các khoang có điều hòa ổn áp và có ôxy.</p> <p><em>Những bệnh nhân mắc các bệnh sau đây không được đi máy bay:</em> Mới bị tắc mạch máu (dưới 4 tuần) hoặc có tiền sử dễ bị tắc mạch, mới bị tai biến mạch máu não (dưới 2 tuần), tăng huyết áp nặng.</p> <p><em>Những trường hợp và điều kiện có thể đi máy bay:</em> bệnh tim mất bù nhưng đã điều trị hợp lý, tim đã được bù; hoặc bệnh nhân được đi trên máy bay trang bị phương tiện tạo áp suất ôxy 100% suốt chuyến bay; bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, đã phục hồi và không có triệu chứng từ 6 tuần trở lên; các trường hợp đau thắt ngực nhẹ hay vừa có thể cho đi máy bay, nhất là máy bay có thiết bị tạo áp suất và có ôxy; các bệnh van tim hoặc tim còn bù khác: bệnh nhân chỉ được phép bay ở độ cao từ 2.400-2.800m.</p> <p>Nếu muốn bay ở độ cao cao hơn thì máy bay phải được trang bị phương tiện tạo áp suất và cho bệnh nhân thở ôxy từ độ cao 2.400m trở lên; bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu cho đến khi liệu pháp chống đông máu đã ổn định và không có các biến chứng phổi thì có thể đi máy bay. Lưu ý rằng các chuyến bay đường dài làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và gây bệnh nghẽn mạch; vì vậy để phòng tránh, bệnh nhân cần phải kiêng rượu và thuốc lá, đồng thời dùng aspirin liều thấp, sử dụng bít tất hỗ trợ, vận động chi dưới và đi bộ trong khi bay.</p> <h2><strong>Một số bệnh về hô hấp không nên đi máy bay</strong></h2> <p><em>Những trường hợp không nên đi máy bay</em>: bệnh nhân đang lên cơn hen; ở tình trạng hen nặng; bệnh nhân có nang phổi bẩm sinh; bệnh nhân bị lao đang hoạt động, lây nhiễm hoặc tràn khí màng phổi; khó thở khi nghỉ ngơi bị cấm bay; mức độ thiếu ôxy máu và tăng anhydrid carbonic nặng...</p> <p>Các trường hợp bệnh hô hấp có thể đi máy bay là: viêm mũi xoang dị ứng và nhiễm khuẩn nhưng cần lưu ý là sau khi bay dễ phát triển bệnh viêm tai do áp lực khí. Để ngăn ngừa viêm tai do áp lực khí (barotitis), trong khi bay bệnh nhân nên nhai kẹo cao su, dùng thuốc chống ngạt mũi trước khi khởi hành 30 phút. Trước đó bệnh nhân cần dùng kháng sinh kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp và tránh ngủ lúc máy bay hạ xuống. Bệnh nhân hen nhẹ có thể đi máy bay bình thường.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Các trường hợp có bệnh hô hấp khác cần được đo chức năng hô hấp để đánh giá và quyết định cho từng trường hợp.</p> <h2><strong>Các bệnh về máu k</strong></h2> <p>Những người bị thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 3 triệu/ml hoặc huyết sắc tố dưới 80g/l) không nên đi máy bay.</p> <p>Các bệnh nhân mắc bệnh có nguy cơ rất cao gây chảy máu như bệnh hay chảy máu (hemophilia), bệnh ung thư máu không được phép đi trên những chuyến bay thương mại.</p> <h2><strong>Bệnh thần kinh - tâm thần</strong></h2> <p>Tất cả những người mới bị chấn thương sọ não, mới phẫu thuật sọ não hoặc có u não đều không nên đi máy bay.</p> <p>Các bệnh nhân tâm thần hoặc loạn thần, kích động không được phép đi trên những chuyến bay thường kỳ, ngay cả khi có nhân viên y tế đi kèm. Với những người quá lo lắng, cần được cho uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần trước và trong thời gian trên máy bay.</p> <p>Bệnh nhân động kinh nếu được điều trị tốt, không còn cơn co giật thì được phép đi trên những chuyến bay ở độ cao không quá 6.800m.</p> <h2><strong>Phụ nữ mang thai tháng cuối không nên đi máy bay</strong></h2> <p>Bà bầu được phép đi máy bay như người bình thường trong vòng 8 tháng đầu, trừ những người có tiền sử dễ bị sinh non hoặc sẩy thai.</p> <p>Khuyến cáo phụ nữ có thai tháng thứ 9 không nên đi máy bay, trường hợp thật cần thiết phải được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi không nên đi trên các chuyến bay có độ cao lớn và thời gian bay dài.</p> <h2><strong>Bệnh nhân sau phẫu thuật không nên đi máy bay</strong></h2> <p>Những trường hợp sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương mắt, phải đi trên máy bay có cabin áp lực và liệu pháp ôxy để tránh tổn thương võng mạc do thiếu ôxy và bọt khí trong mắt. Bệnh nhân mới mổ không nên đi máy bay trong 10 ngày sau phẫu thuật bụng và 21 ngày sau phẫu thuật ngực; sau đó chỉ bay khi đã lành vết mổ và không phải dẫn lưu.</p> <p>Bệnh nhân phải mở thông đại tràng có thể đi máy bay miễn là không có mùi và các túi mở thông đại tràng đã thay mới trước khi bay. Bệnh nhân thoát vị bẹn hay thoát vị đùi to, không đỡ bằng băng treo hoặc bó thì không cho đi máy bay nếu máy bay không có thiết bị tăng áp lực vì tăng nguy hiểm nghẹt ruột thoát vị.</p> <p><strong>Lưu ý:</strong> Trong tất cả các trường hợp, nếu nghi ngờ mình có bệnh và có thể bị ảnh hưởng khi đi máy bay (nhất là những chuyến bay xa, kéo dài) thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế hàng không.</p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Mắc bệnh gì không được đi máy bay?
Việc đi lại bằng máy bay hiện nay đã trở nên rất thông dụng. Mặc dù mọi người đều cẩn thận về sức khỏe khi đi trên một phương tiện ở độ cao cả chục nghìn mét và chịu nhiều tác động từ áp suất không khí.
Theo suckhoedoisong.vn
Bên sông Hoàng Phố
Những cây thuốc dấu và thuốc giấu
Thuốc bổ kẹo mạch nha
Điều gì xảy sau khi bạn vừa uống nước ngọt có ga?
7 loại thực phẩm ngăn tóc bạc sớm và rụng
Chích máu đầu ngón tay điều trị đột quỵ chỉ là trò lừa bịp
Du xuân, chống say xe không cần thuốc
7 cách phòng chống say xe không cần thuốc đơn giản nhất
Ngộ độc thuốc chống say xe
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.