Thông qua hơi thở sẽ điều hòa được thân. Luyện cho hơi thở liên tục, đều đặn, êm nhẹ và thanh mượt sẽ đưa đến cơ thể buông thư, tinh thần yên tĩnh và trạng thái sinh học cơ thể được lặp lại. Sẽ có tác dụng phòng bệnh, phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Luyện hơi thở lại do phế đảm nhiệm trực tiếp, để điều hòa toàn thân, vì thế luyện khí công sẽ có tác dụng trực tiếp đến hệ thống hô hấp, do đó các bệnh thuộc hệ thống hô hấp sẽ có tác dụng hiệu quả nhất.
Bài 1: Thở đan điền, phần bụng dưới (cách rốn 4 cm). Ngồi bán già hay kiết già, hay ngồi trên ghế hoặc đứng, hoặc nằm trên mặt phẳng và cứng, không gối đầu, mục đích giữ cho đầu, cổ, lưng thật thẳng, hai tay buông xuôi. Nạp khí: Từ từ hít hơi vào thẳng bụng dưới theo phương pháp đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụng hơi phình ra). Xả khí: Ngay khi đó, từ từ thở ra cũng đều- nhẹ – êm và thở ra hết. Lưu ý: Hít vào và thở ra đều bằng mũi. Tác dụng làm cho thần tĩnh, thận ấm, chính khí được bảo tồn, tinh – khí – thần hội tụ (tam bảo quy nguyên).
Bài 2: Thở ngực: Khi hít vào tụ khí ở huyệt đản trung, bụng thót lại. Khi thở ra thả lỏng lồng ngực và niệm âm “Hê” trong tâm tưởng. Tác dụng khai mở tâm lực để lan tỏa lương năng lượng vào trung tâm, phế để lưu thông khí huyết, tăng sinh lực cho tạng phủ.
Bàì 3: Thổ trung quản (thuộc tỳ thổ) để tăng cường cho phế quản phổi. Huyệt trung quản ở đường giữa bụng trên rốn 3 cm. Khi hít vào tụ khí ở trung quản. Thở ra thả lỏng vùng trung quản và niệm âm “hu” trong tâm tưởng đồng thời quán tưởng năng lượng lan tỏa khắp ổ bụng. Tác dụng tăng cường công năng cho tỳ thổ (lách và dạ dày) để bồi bổ cho phế.
Bài 4: Tiếp tục quán tưởng (tưởng tượng) vùng trung quản có một bông hoa sen màu vàng. Khi hít vào quán bông hoa sen cụp, thở ra quán hoa sen nở ra khắp vùng bụng trên. Tác dụng tăng cường cho bài 3.
Ngoài ra, có thể tăng cường thêm bấm day các huyệt: phế du, đản trung, trung quản và thông tuyền kết hợp xoa mũi, bụng và ngoài da. Sống lạc quan, yêu đời, tinh thần yên tĩnh và cơ thể buông thả. Bệnh phổi là phải dưỡng âm nên phải ít nói để giữ nguyên khí, ít nghe để giữ nguyên tinh và ít nghĩ để giữ nguyên thần. Nên ăn các thức ăn bổ âm, nhuận táo như mộc nhĩ trắng, mía, lê, ngó sen, rau chân vịt, táo, lựu, nho, mãng cầu, chanh, lưỡi, sữa đậu nành, phổi heo, trứng vịt...
BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo)