<p><strong>Một số đơn thuốc sử dụng củ cải trắng</strong></p> <p>Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa tươi 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, giã nhỏ; củ cải, gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt lấy nước cốt để riêng.</p> <p>Đổ nước củ cải, lê vào nồi đun sôi, sau đó bớt lửa đun cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội thì cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần uống 10 -15ml, pha với nước ấm nóng uống, ngày uống 2 lần.</p> <p>Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 7-10 ngày là một liệu trình.</p> <p>Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40-50 ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột gạo quấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15-20 viên/lần, hằng ngày uống trước bữa ăn.</p> <p>Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước ép củ cải tươi, trộn thêm nước ép của 2-3 lát gừng tươi, ngậm nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Viêm loét miệng do nhiệt: Củ cải tươi giã vắt lấy nước cốt ngậm rồi súc miệng nhiều lần trong ngày.</p> <p>Chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3-5 ngày.</p> <p>Ngoài ra, củ cải trắng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm loét dạ dày. Cụ thể:</p> <p>Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng, ngày 1 lần. Có thể ăn thường xuyên.</p> <p>Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.</p> <p> </p> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Củ cải trắng trị bệnh đường hô hấp
Theo Đông y, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp rất tốt.
Gừng là vị thuốc bổ trong mùa đông nhưng 7 nhóm người này không nên ăn
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Bỏng gas nghiêm trọng, xử lý thế nào?
Bỏng là tai nạn rất hay gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của bỏng, giúp giảm những biến chứng để lại, nâng cao hiệu quả điều trị.
Dấu hiệu lạ ở nước tiểu cảnh báo bệnh không nên chủ quan
Đái dưỡng chấp tuy không phải là bệnh cấp cứu hoặc gây tử vong nhưng nếu để bệnh diễn biến nặng, dần dần người bệnh sẽ bị suy kiệt, rối loạn tự miễn dịch và chết do xơ gan, lao phổi, suy dinh dưỡng...
Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh cảm cúm nhanh khỏi
Bệnh nhân bị bệnh cảm cúm thường chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn.
Cứu sống bệnh nhi mắc sởi biến chứng viêm cơ tim cấp
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, do virus sởi gây nên, có khả năng lây lan rất cao và là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu, mặc dù đã có vaccine hiệu quả.
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?
Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
Đau liên tục cẳng bàn chân, người bệnh phải can thiệp động mạch chi
Hẹp, tắc động mạch chi người cao tuổi thường được phát hiện muộn, dẫn tới tình trạng tổn thương mạch máu nặng, tăng nguy cơ cắt cụt phần chi thể, giảm nghiêm trọng tuổi thọ người bệnh...do tưởng đau xương khớp.
Kích hoạt "báo động đỏ" cứu người bệnh sốc đa chấn thương
Với sự cấp cứu khẩn trương và phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã cứu sống thành công người bệnh 69 tuổi bị sốc đa chấn thương.
Gia đình 2 người bệnh chết não đưa ra quyết định nhân văn để cứu người
Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng đưa ra quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo có cơ hội được “hồi sinh” cuộc sống mới.
Hạ kali máu, tăng huyết áp tái diễn... đi khám phát hiện hội chứng Conn
Hội chứng Conn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến khó kiểm soát huyết áp, phá vỡ sự cân bằng của các chất điện giải dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như bất thường nhịp tim, gây đau tim, đột quỵ, gây suy thận,…
Bệnh nhân viêm tắc động mạch chi dễ tăng nặng, gây tàn phế vào mùa Đông
Bệnh viêm tắc động mạch chi dưới ngày càng xuất hiện nhiều. Điều đáng nói, nhiều người không biết về bệnh hoặc được chẩn đoán nhầm nên khi bệnh nặng, bị hoại tử phải cắt bỏ chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.