Loãng xương nặng vì ăn nhiều thịt cá

(khoahocdoisong.vn) - Loãng xương, còi xương, xốp xương… không chỉ do thiếu canxi, thiếu vitamin D mà còn do việc ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm.

Anh Nguyễn Văn T. (Hà Nội) mới có hơn 40 tuổi mà đã đau nhức toàn thân. Anh đi khám được kết luận loãng xương và xốp xương nặng. Bác sĩ khuyên anh cần bỏ thói quen ăn nhiều thịt cá và phải ăn cân bằng kiềm và axit để tốt cho xương.

Lời bàn: BS Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, loãng xương, còi xương, xốp xương… không chỉ do thiếu canxi, thiếu vitamin D mà còn do việc ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm.

Thực phẩm tạo axit là các loại giàu protein động vật như thịt, cá, pho mát và ngũ cốc. Thực phẩm tạo kiềm bao gồm trái cây và rau. Để khỏe mạnh, chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng axit – kiềm. Việc mất cân bằng axit và kiềm sẽ khiến việc hấp thu bị đảo lộn gây nhiều bệnh cho cơ thể.

Đặc biệt, xương là nơi dự trữ các chất có tính kiềm (Ca, Mg, Na…). Vì vậy, ăn nhiều thịt cá tức là gia tăng tính axit liên tục, xương sẽ giải phóng các nguyên tố canxi và magiê… và dần dần sẽ mất chất khoáng, nhất là trường hợp tăng tính axit cao và dài hạn sẽ dẫn đến loãng xương với rối loạn trong cấu trúc mô xương.

Để giảm axit, không nên ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, các đồ ngọt hay uống rượu bia... Để tăng tính kiềm nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ biển, đậu nành… và uống nhiều sữa. Thành phần bữa ăn tốt nhất gồm: 70% thức ăn tạo kiềm (rau, trái cây), 30% tạo axit (thịt cá)…

Theo Đời sống
Nguy kịch vì uống mật cá trắm tẩm bổ

Nguy kịch vì uống mật cá trắm tẩm bổ

Mật của cá trắm từ 3 kg trở lên nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Khi nuốt vào dạ dày, chất độc này gây tổn thương, viêm, loét đường tiêu hóa,… Sau đó nhanh chóng làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan…
back to top