Loại quả có vị chua thanh, chứa nhiều chất xơ tốt cho người tiểu đường

Với vị chua thanh, giòn sật, quả cóc không chỉ là món ăn vặt được ưa thích, mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Cây cóc có tên khoa học là Spondias dulcis, là một loại cây thân gỗ, vùng nhiệt đới. Phần thịt quả khá giòn và có vị chua đặc trưng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Không những thế, quả cóc còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Trong 100g quả cóc chứa 0,27g chất béo, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc như sau: ​​10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lợi ích của quả cóc đối với sức khỏe:

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt

Vitamin A trong quả cóc đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của nhận thức thị giác con người. Loại vitamin này giúp phân bố các hình ảnh được tiếp nhận bởi võng mạc mắt và truyền tải tới não. Hợp chất đóng vai trò chính trong lĩnh vực này là retinol.

Quản lý cholesterol

Quả cóc chứa nhiều vitamin C, giúp chuyển hóa cholesterol có trong cơ thể thành axit mật. Bằng cách chuyển hóa cholesterol, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cân bằng, nhờ đó giữ cho mức cholesterol được kiểm soát trong một sự cân bằng lành mạnh.

Tốt cho người thiếu máu

Hàm lượng sắt trong 100 gram thịt quả cóc lên đến 30 mg, có thể hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài sắt, quả cóc cũng chứa vitamin B1 có thể giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lượng oxy trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cải thiện tiêu hóa

Phần chất xơ trong quả cóc khiến nó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Các chất xơ làm sạch ruột và ngăn ngừa sự phát triển của táo bón, chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Cùng với đó, hàm lượng nước trong trái cây đóng một vai trò quan trọng giúp chống mất nước. Ngoài quả, vỏ của cây cóc được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa kiết lỵ.

Hỗ trợ giảm cân

Ít carbohydrate, chất béo, calo và nhiều chất xơ – quả cóc giúp giảm cân. Bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các chức năng của cơ thể, quả cóc giúp bạn cảm thấy no do chất xơ và hàm lượng nước cũng mang lại cảm giác no và ngăn bạn ăn quá nhiều.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Không chỉ kiwi và xoài là chứa hàm lượng vitamin C cao, mà trong quả cóc cũng có rất nhiều loại vitamin này. Vitamin C có thể bảo vệ các phân tử quan trọng, chẳng hạn như protein, chất béo, carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi những thiệt hại do các gốc tự do, chất độc, hoặc chất gây ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm.

Là một chất chống oxy hoá

Nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà quả cóc có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Ngoài vitamin A, quả cóc cũng có chứa vitamin C. Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hoá có thể chống lại các gốc tự do phát sinh từ oxy hóa cơ thể cũng như ô nhiễm từ bên ngoài.

Bảo vệ xương và răng chắc khỏe

Bên cạnh các nhóm vitamin A, C, quả cóc còn bổ sung canxi và phospho cho cơ thể. Hai khoáng chất này vừa có công dụng làm chắc khỏe xương vừa giúp bảo vệ lớp men răng giúp răng chắc khỏe.

Những lưu ý khi ăn quả cóc

Không nên ăn hoặc uống nước ép cóc khi dạ dày rỗng.

Những người có bệnh lý về dạ dày nên hạn chế ăn, không ăn quá nhiều và không nên ăn thường xuyên.

Có thể ăn quả cóc hoặc uống một ly nước ép cóc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, vừa giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn vừa được xem như một món tráng miệng cho bạn cùng gia đình nhâm nhi.

Không nên ăn quá nhiều một lúc. Có chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá 500gram quả cóc tươi một ngày.

Chế biến các món ngon đơn giản từ quả cóc như: cóc dầm chua ngọt, cóc lắc muối ớt, cóc xí muội, gỏi cóc, cóc ngâm đường,…

Theo Đời sống
back to top