Làm thế nào bỏ nỗi sợ để cán bộ dám nghĩ, dám làm?

“Đưa ra nghị định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách vì lợi ích cộng đồng là điều khẩn thiết”

Mới đây, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo để góp về 3 dự thảo nghị định, trong đó có Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, trong thời đại cách mạng khoa học 4.0, nếu cán bộ sợ thay đổi, sợ đổi mới thì không bao giờ có cách mạng khoa học.

Nhưng thay đổi cũng là đương đầu với sự mạo hiểm, chính vì vậy, sinh ra tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ kỷ luật, sợ giáng chức, sợ “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai” nên có tư tưởng “an phận thủ thường” hoặc phải có lệnh cấp trên, cấp trên giao gì thì làm nấy…

Do vậy, theo TS Vũ Thế Khanh, việc đưa ra nghị định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách vì lợi ích cộng đồng là điều khẩn thiết. Dự thảo nghị định đã nêu rõ nghiêm cấm hành vi lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Chúng ta thường quen với khẩu ngữ kết tội cho các hành vi với tội danh “lợi dụng khe hở của pháp luật…”. Đó là thuật ngữ phản khoa học, phản văn minh. Ở các nước tiên tiến, họ khuyến khích việc tìm ra “khe hở của pháp luật”.

Muốn phân biệt được ranh giới giữa khuyến khích, bảo vệ cán bộ, bảo hộ sự phát minh sáng tạo... với việc bao che tham nhũng tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là mục đích, đâu là phương tiện. Hay nói cách khác, phải phân biệt rõ bản chất và hiện tượng, phân biệt rõ lý và sự.

TS Vũ Thế Khanh cho biết, chúng ta đã có nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992 về Quản lý Khoa học và công nghệ và Nghị định số 08/2014/ NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định về một số điều luật về khoa học công nghệ.

Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005. Đây đều là những văn bản quan trọng làm gậy chống cho những phát minh và hoạt động khoa học.

Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm phần nêu rõ trách nhiệm phân cấp giữa trên và dưới, phân biệt rõ giữa trách nhiệm chính và trách nhiệm hỗ trợ, tránh tình trạng tranh công đổ lỗi.

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top