Lạc tốt cho người béo phì

(khoahocdoisong.vn) - Hạt lạc, đậu phụng, có nơi còn gọi quả trường sinh. Lạc rất giàu dinh dưỡng các bộ phận của cây làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Trong 100g lạc chứa khoảng 27,5g đạm, 50g chất béo, 3g chất xơ và 16g carbonhydrate. Lạc chứa nhiều protein thực vật, chất béo trong lạc đa phần là chất béo không bão hòa, trong lạc hoàn toàn không chứa cholesterol nên có lợi cho sức khỏe về tim mạch. Ăn lạc và những chế phẩm từ lạc có thể giúp giảm nguy cơ mắc những căn bệnh về tim mạch sau này. Trẻ em và người lớn ăn lạc đều tốt nhưng vì lạc chỉ chứa protein thực vật, không chứa protein động vật, nên lạc không thể thay thế cho những thực phẩm như thịt, cá, tôm. Cách tốt nhất vẫn cần sử dụng đồng thời cả 2 loại thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Y học cổ truyền dùng lạc làm thực phẩm và trị bệnh. Lạc có vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết bổ tỳ, nhuận phế, hoá đàm, chữa chứng phế yếu khó thở, viêm loét dạ dày tá tràng, suy nhược, trẻ em còi xương, chậm lớn. Lạc rất giàu vitamin và khoáng chất, trong lạc chứa niacin hay còn gọi là vitamin B3 giúp giảm nguy cơ tim mạch. Folate trong lạc còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic đóng vai trò cơ bản trong quá trình tổng hợp ADN và các axit amin. Đây cũng là thành phần thiết yếu để tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Vitamin E trong lạc là chất chống oxy hóa mạnh, giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn, hạn chế gãy rụng tóc. Lạc giàu thiamin hay còn gọi là vitamin B1, giúp tế bào cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, cần thiết để duy trì chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh. Lạc cung cấp nhiều photpho, chất khoáng đóng vai trò quan trọng để các mô duy trì và phát triển; cung cấp magie, giúp cơ thể được bảo vệ khỏi các bệnh về tim. Dầu lạc giúp nhuận táo hoạt tràng, chữa ruột  tắc do khô táo hoặc do bị giun đũa.

Để chữa ho lâu ngày người ta dùng lạc phối hợp với táo tàu hầm ăn tuần vài lần. Chữa trẻ thiếu máu, lấy lạc nấu bí đỏ ăn thường xuyên. Chữa giảm tiểu cầu, lấy lạc, ý dĩ, mỗi vị 50 - 100g hầm ăn nhiều ngày. Chữa chứng dạ dày, tá tràng lấy lạc hầm với thịt lợn ăn tuần vài lần. Trẻ béo phì nên tập thói quen ăn lạc vì lạc giúp tăng cảm giác no, tạo cảm giác ngon miệng. Lượng đạm và chất béo không bão hòa đơn cao trong lạc có thể tăng sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, lạc còn là nguồn cung cấp chất xơ không tan, giúp giảm nguy cơ tăng cân.

Lương y Nguyễn Nghĩa (Vĩnh Phúc)

Theo Theo KH&ĐS
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top