Cây dâu tằm.
Lá dâu tằm trong Đông y gọi là tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế, có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Lá dâu thanh nhiệt, an thần là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, rẻ tiền và dễ tìm.
Dân gian thường dùng lá dâu chữa một số bệnh sau:
Bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, ngao, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.
Chữa viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng…: Hái búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau. Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.
Lá dâu thanh nhiệt, an thần, dùng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con…: Lá dâu 16 – 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ.
Chữa viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt: lá dâu 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Lá dâu, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 – 10 ngày.
Trị đau nhức mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt: lá dâu 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Lá dâu, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 – 10 ngày.
BS Lê Hữu Tuấn (Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương)