Kiêng không đều khiến bệnh gút phát tác

(khoahocdoisong.vn) - Ăn kiêng nhưng không đều, uống ít nước, không mấy khi ăn hoa quả, không tập thể dục... khiến bệnh phát tác nhiều hơn.

Anh Nguyễn Thế Anh (Gia Lâm, Hà Nội) mắc bệnh gút. Vừa rồi đau chân đi khám, bác sĩ hỏi anh về chế độ ăn uống và luyện tập, anh cho biết, anh đã ăn kiêng nhưng không đều, uống ít nước, không mấy khi ăn hoa quả, không tập thể dục, vì vậy bệnh gần đây phát tác nhiều hơn.

Lời bàn: ThS.BSNT Trịnh Thị Nga, chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, gút là bệnh có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống, luyện tập, do đó, chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát một phần uric máu, giữ cân nặng hợp lý, hạn chế những đợt gút cấp tính. Bệnh nhân bị gút nên bổ sung đạm qua các loại thịt trắng như thịt gà, các loại cá ít purin với lượng vừa phải (110 - 170g/ngày). Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày, tuy nhiên, bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, suy tim cần xin ý kiến bổ sung điều trị trước khi tăng lượng nước uống vào. Nên giảm cân (nếu thừa cân) vì béo phì đã được nghiên cứu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Các nghiên cứu cho thấy, giảm số lượng calo và giảm cân - ngay cả khi không có chế độ ăn hạn chế purin - làm giảm mức axit uric và giảm số lượng các cơn gút. Không những thế giảm cân còn làm giảm áp lực đến các khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Nên duy trì tập thể dục thường xuyên giúp ổn định axit uric, duy trì sức khỏe tim mạch.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top