Không chủ quan với đau xương tuổi dậy thì

(khoahocdoisong.vn) - Sacôm xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương, các tế bào có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo xương. Bệnh thường gặp ở tuổi 15 – 19, có sự liên quan đến sự tăng trưởng xương dài, thường xuất hiện ở các vị trí đầu các hành xương của xương dài, những vùng có tăng trưởng tích cực nhất.

Nguyễn Văn H. (15 tuổi, Hưng Yên) thỉnh thoảng lại thấy đau xương chân vùng đùi. Lúc đầu, gia đình chỉ nghĩ em đau chân là do tập luyện và sau đó là do xương phát triển mạnh ở tuổi dậy thì nên chỉ tích cực bổ sung canxi, vitamin D cho em. Đến khi em bị ngã gẫy xương, đi khám gia đình mới biết tình trạng đau xương của em là do sacôm xương.

Lời bàn: GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cảnh báo, khi trẻ ở  tuổi trưởng thành bị đau xương, tốt nhất gia đình nên đưa trẻ đi khám cho yên tâm. Nhiều phụ huynh thấy con kêu đau nhức chân thường bỏ qua vì nghĩ đó là đau sinh lý khi xương phát triển, đến khi gẫy xương đi khám mới biết con bị ung thư xương đã di căn.

Sacôm xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương, các tế bào có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo xương. Sacôm xương chiếm tỷ lệ 56% ung thư xương nguyên phát. Bệnh thường gặp ở tuổi 15 – 19, có sự liên quan đến sự tăng trưởng xương dài, thường xuất hiện ở các vị trí đầu các hành xương của xương dài, những vùng có tăng trưởng tích cực nhất.

Bệnh sử tự nhiên của sacôm xương là do sự to lên của u nguyên phát kèm mức độ di căn xa sớm (khoảng 20%) vào thời điểm chẩn đoán, phổ biến là di căn phổi. Biểu hiện bệnh nhân lúc đầu thấy đau nhẹ, ngắt quãng, sau đau tăng dần có thể đau liên tục... Gẫy xương tự nhiên là biến cố do tiến triển của bệnh, đôi khi là dấu hiệu tình cờ phát hiện ra bệnh.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top