Kháng thể được phát hiện tồn tại khoảng 15 tháng sau nhiễm nCoV

Theo các nhà khoa học, khi bị lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hoặc sau khi tiêm văcxin Covid-19, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ. Kháng thể được phát hiện tồn tại khoảng 15 tháng sau nhiễm nCoV.

Kháng thể là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, đặc hiệu với riêng từng loại virus, vi khuẩn. Thông thường, kháng thể bắt đầu hình thành sớm ngay sau khi tiếp xúc với virus (kháng thể IgM), đến khoảng hai tuần có thể phát hiện trong máu, tăng nhiều dần và duy trì trong một thời gian dài (kháng thể IgG) để giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn ở những lần tiếp xúc sau đó.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Quốc tế, các nhà khoa học đã sàng lọc mẫu máu của hơn 200.000 tình nguyện viên Đan Mạch. Họ ước tính tổng lượng globulin miễn dịch kháng nCoV trong máu, xác định yếu tố nguy cơ làm suy giảm lượng kháng thể, đánh giá tỷ lệ tái nhiễm của những người có huyết thanh dương và âm tính. Bất kỳ người nào có 2 lần xét nghiệm PCR dương tính trong vòng 3 tháng được coi là tái nhiễm nCoV.

Kết quả cho thấy 3.587 tình nguyện viên dương tính kháng thể với độ nhạy 94,2% sau 15 tháng. Tỷ lệ tái nhiễm nCoV là 0,102. Hơn 90% người xét nghiệm PCR dương tính cũng có kết quả test nhanh dương tính, tức là lượng kháng thể vẫn ở mức phát hiện được trong tối đa 15 tháng sau nhiễm nCoV.

Nguy cơ tái nhiễm ở người không có kháng thể cao hơn 9 lần so với người đã có kháng thể. Các bệnh đi kèm, ức chế miễn dịch và cấu tạo di truyền của từng cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kháng thể.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top