Kết hợp mộc nhĩ đen và nấm chữa suy nhược

(khoahocdoisong.vn) - Phối hợp mộc nhĩ đen cùng một số loại nấm không chỉ tạo nên những món ăn độc đáo có tác dụng bồi bổ mà còn phòng chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, loãng xương ung thư…
Mộc nhĩ đen có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.

Mộc nhĩ đen có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mộc nhĩ nói riêng và nấm ăn nói chung ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có tác dụng dược lý khá phong phú gồm: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung và kháng virus, dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch, giải độc và bảo hộ tế bào gan, kiện tỳ dưỡng vị, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa, an thần trấn tĩnh…

Mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết chỉ huyết, ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư… Sự kết hợp giữa mộc nhĩ và nấm sẽ tạo nên tác dụng trị bệnh kỳ diệu hơn.

Khí huyết suy nhược: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.

Mỡ máu, xơ vữa động mạch và huyết áp: Ngân nhĩ 10g, mộc nhĩ đen 10g. Hai thứ đem ngâm nước ấm cho nở hết rồi làm sạch, đem chưng cách thủy với nước và đường phèn, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu...

Còi xương, loãng xương: Mộc nhĩ đen 15g, ngân nhĩ 15g, đường phèn 10g. Hai loại mộc nhĩ rửa sạch, cho vào nồi nấu nhừ, chế thêm đường phèn, ăn nóng điểm tâm hoặc tráng miệng như một loại chè tráng miệng. Công dụng: Mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình có công dụng tư âm dưỡng vị, bổ khí cường thân, bổ huyết chỉ huyết. Ngân nhĩ, vị ngọt tính bình có công dụng tư âm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, ích khí bổ não, cường tim. Đặc biệt, nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả hai loại nấm này này đều chứa nhiều canxi, trong mỗi 100g mộc nhĩ đen có tới 397mg canxi và mỗi 100g mộc nhĩ trắng có tới 380mg canxi, cao hơn hẳn so với đậu tương và đậu xanh nên có tác dụng rất tốt để phòng chống tình trạng thiếu canxi gây chứng bệnh còi xương, loãng xương…

Cầm máu, phòng ung thư: Nấm hương 15 g, mộc nhĩ đen 15 g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Công dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Lưu ý: Mỗi ngày ăn thường xuyên từ 10 - 20g mộc nhĩ đen có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Những người bị đi lỏng mạn tính do viêm đại tràng, hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên ăn mộc nhĩ đen.

BS Hoàng Khánh (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Nội soi tầm soát phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa

Ung thư giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu thường vẫn còn khu trú tại vị trí khởi phát, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa. Điều này mang lại cơ hội cho bệnh nhân trong việc kiểm soát, điều trị căn bệnh này.
5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách toàn diện, bên cạnh việc duy trì thói quen vận động, chế độ ăn uống khoa học và hạn chế thói quen xấu, thì bổ sung glucosamine là rất cần thiết.
back to top